Giáo sư Tô Ngọc Thanh tiếp tục là Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 26 - 27/5 với sự tham dự của 273 đại biểu, đại diện cho hơn 1.100 hội viên trong cả nước. 

Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới dự và chỉ đạo Đại hội.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.


Nhiệm kỳ VI vừa qua, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Hội đã tập trung sưu tầm văn hóa dân gian nhiều dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, trong đó có một số dân tộc ít người như La Hủ, Cống, La Hà, M’ Kháng, Mảng, Pà Thẻn… Các hội viên đã hoàn thành 721 công trình nghiên cứu, xuất bản được 1.000 công trình theo dự án “Công bố và phổ biển tài sản văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu chuyên sâu tiếp đã được thực hiện như: “Loại hình truyện dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, “Lịch sử văn hóa Việt Nam” tập 2, “Lời tiễn hồn người chết lên trời của người Thái đen ỏ Mường Then xưa”… Nhiệm kỳ qua đã có 285 hội viên đã được phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian...

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 13 Ủy viên. Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.

Đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội nhiệm kỳ qua, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đề nghị: Nhiệm kỳ tới, Hội tập trung tiếp tục nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức hội và hội viên, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VII góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, Hội cần tập trung xây dựng các đơn vị cơ sở thành những đơn vị có môi trường văn hóa nghề nghiệp phong phú, hội viên đoàn kết, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, phát triển văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam có giá trị. Trong nhiệm kì tới, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng cần tiếp tục thực hiện Dự án “Công bố và phổ biển tài sản văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” đạt hiệu quả cao nhằm góp phần giữ gìn, quảng bá vốn văn nghệ dân gian độc đáo của các dân tộc trong nước, giao lưu với bạn bè thế giới.
Mỹ Bình
GS Tô Ngọc Thanh và “Bách khoa thư” văn hóa dân gian
GS Tô Ngọc Thanh và “Bách khoa thư” văn hóa dân gian

“Chúng tôi đã có tiêu chí riêng của mình, cách tổ chức khảo sát của mình, để “tổng kiểm kê” các di sản văn hóa văn nghệ dân gian của 46/54 dân tộc Việt Nam”, GS Tô Ngọc Thanh (ảnh), Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nói.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN