Hà Nội vẫn còn những “hạt sạn” trong lễ hội

Du khách làm lễ trong động Hương Tích (chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội).

Tăng cường kiểm tra công tác quản lý


Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Hà Nội  dẫn đầu, đã kiểm tra công tác quản lý lễ hội tại một số di tích nổi tiếng của Thủ đô, nơi có đông du khách như Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), chùa Hà ( quận Cầu Giấy)…


Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội, kiểm tra tại một số lễ hội có đông khách thập phương cho thấy các hiện tượng như bẻ cây hái lộc, đốt nhiều vàng mã đã giảm đáng kể. 


Năm nay, Phủ Tây Hồ yêu cầu du khách không đốt hương trong Phủ, không cắm hương vào đồ lễ nhằm tránh tình trạng cháy, nổ xảy ra. Các hiện tượng hầu đồng, bói toán, xóc thẻ... không xuất hiện tại Phủ Tây Hồ; việc trông giữ xe đúng quy định; có phương án phân luồng giao thông nên hạn chế tắc đường...


Tại di tích Chùa Hà (quận Cầu Giấy), các lực lượng chức năng của quận Cầu Giấy đã tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong khu vực di tích, triển khai tốt việc quản lý các hàng quán dịch vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Trong không gian của di tích, Ban quản lý đã đặt các hòm công đức đúng quy định, không có hiện tượng giắt tiền vào tay tượng. Tại di tích luôn duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường, khu vệ sinh cho khách …


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tại Phủ Tây Hồ, đoàn kiểm tra liên ngành cũng chỉ ra những hạn chế vẫn còn tồn tại như vẫn còn xuất hiện những chậu tôn đựng tiền công đức, hàng quán chưa quy hoạch, niêm yết giá... Lãnh đạo Sở VHTT đề nghị UBND quận Tây Hồ, phường Quảng An cùng với Ban Quản lý di tích cần có thùng để rác thải, bổ sung hòm công đức thay vì dùng chậu tôn.


Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương


Để tăng cường công tác quản lý, Sở VHTT Hà Nội có công văn yêu cầu các địa phương các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp trong quản lý và tổ chức lễ hội.


Sở VHTT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội như hiện tượng đổi tiền lẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…. ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm, hàng ăn uống được bán tại nơi diễn ra lễ hội; xử lý triệt để các hiện tượng lợi dụng lễ hội để kinh doanh trái phép.


Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết: Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền địa phương, cũng rất cần có sự ý thức tham gia của người dân, du khách. “Ban tổ chức công khai số điện thoại nóng để người dân cùng giám sát, đồng thời cũng chấp hành đúng quy định của Ban tổ chức như để tiền vào hòm công đức, không đặt lễ mặn, vàng mã trong ban thờ Phật, ăn mặc nghiêm túc khi đi lễ chùa...”.


"Về phía địa phương, Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương đã yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không đổi tiền lẻ, không mở loa đài to để quảng cáo, không bán các loại băng đĩa, sách báo có nội dung mê tín dị đoan, không tổ chức các trò chơi núp bóng cờ bạc. Dọc suối Yến và đường hành hương, Ban tổ chức dựng nhiều bảng, phát loa tuyên truyền, vận động du khách đặt tiền "giọt dầu" đúng nơi quy định, chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường…", ông Nguyễn Văn Hậu cho biết thêm.


XC
Cần chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội
Cần chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội

Chen lấn, cướp phết ở Hiền Quan (Phú Thọ), tranh cướp lộc tại đền Gióng, chùa Hương, nhà sư đứng trên ném lễ… những hiện tượng phản cảm, thiếu văn hóa nhưng cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại không lên tiếng phản hồi, chìm lắng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN