Tham gia liên hoan và trình tấu chiêng Mường tại lễ hội lần này có 300 nghệ nhân đến từ 11 huyện, thành phố trong tỉnh cùng đoàn của Công ty Du lịch Hòa Bình và đoàn cồng chiêng tỉnh Thanh Hóa.
Đoàn nghệ nhân chiêng Mường tỉnh Thanh Hóa tham dự lễ hội. Ảnh: Nhan Sinh- TTXVN |
Trong khuôn khổ chương trình lễ hội chiêng Mường lần thứ II kéo dài đến hết ngày 18/11, ngoài phần thi trình tấu chiêng Mường, trình diễn trang phục dân tộc, còn có diễu hành đường phố chiêng Mường với sự tham gia của 1.600 nghệ nhân chiêng của tỉnh Hòa Bình.
Chiêng Mường là một nhạc cụ, linh khí truyền thống đặc sắc, gắn bó lâu đời trong đời sống người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ Tết, ngày hội lớn. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc phúc ở các gia đình vào dịp đầu năm mới. Việc đánh chuông là một biểu hiện của tín ngưỡng và là phương tiện giao tiếp với thế giới tâm linh.
Ngày 19/1/2016, chiêng Mường Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.