Tuy là những truyện ngắn rời, nhưng tập sách như một cuốn phim thu lại khá đầy đủ các sắc diện lịch sử cận hiện đại Việt Nam, trong đó, người phụ nữ luôn là vai chính sống động: Một bà ngoại điên thầm thì trò chuyện với những đứa con liệt sĩ giờ chỉ còn là gió thoảng bên hè; một cô con dâu đầy sức mạnh dục tính lại có mối quan hệ không dễ diễn tả với người anh chồng đã khuất; những cô bé trong sáng phút chốc vì thành kiến của thời đại mà lạc mất tình yêu đầu đời; những người đàn bà đắm chìm trong hạnh phúc đơn điệu và có phần mù quáng mà không thể tự biết giá trị bản thân; những cô gái quay cuồng mưu sinh nơi xứ lạ; những bám víu tuyệt vọng vào thế giới tâm linh bí ẩn của đàn bà đổ vỡ...
Có thể thấy mạch sống chảy tràn mănh liệt trong từng truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, như sức mạnh vô hình mà bền bỉ của người phụ nữ Việt.
Rất giản dị và tự nhiên, với giọng văn tinh tế và đẹp đẽ, bằng một kỹ thuật viết chặt chẽ và nhuần nhuyễn, trong tập truyện ngắn này của Võ Thị Xuân Hà, một phần lịch sử xă hội mang đầy đủ ý nghĩa nhân sinh phức tạp hiện ra sâu sắc và xuyên thấm vào người đọc, khiến họ cảm và nghĩ đa chiều hơn, có tầm bao quát hơn.
Bản tiếng Trung của 11 truyện ngắn được chau chuốt kĩ lưỡng và ngữ nghĩa chuẩn xác, cố gắng bảo lưu tối đa lối hành văn và phong cách của tác phẩm gốc. "Không khóc ở Seoul" thực sự là một tài liệu hiếm hoi và hữu ích đối với những người dạy và học tiếng Trung Quốc, bởi từ trước đến nay đa phần chỉ có tác phẩm dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt, có rất ít tác phẩm được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung, lại càng chưa có tác phẩm văn học song ngữ nào được xuất bản.