Một nhóm các nhà
khoa học quốc tế ngày 28/6 cho biết trong quá trình khai quật một hang động ở tỉnh
Giang Tây, miền bắc Trung Quốc mới đây, họ đã phát hiện nhiều mảnh gốm có niên
đại khoảng 20.000 năm (ảnh dưới). Đây được coi là những mảnh gốm lâu đời nhất được tìm thấy
từ trước đến nay.
Theo kết quả công
trình nghiên cứu đăng trên tạp chí "Khoa học" (Science) của Mỹ, những
mảnh gốm này do một cộng đồng người du mục sinh sống nhờ hoạt động săn bắn chế
tạo ra và những vết cháy xém trên mảnh gốm cho thấy chúng có thể được sử dụng để
nấu ăn.
Những mảnh gốm này có niên đại lâu hơn khoảng 2.000 năm so với các mẫu
gốm tương tự được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và miền Viễn Đông của Nga.
Tuy nhiên, kết quả
phân tích cácbon đồng vị phóng xạ đối với các mẫu trầm tích thu được tại hang động
nói trên lại cho thấy những mảnh gốm này có thể được tạo ra trước nền văn minh
lúa nước, tức là cách đây chỉ khoảng 10.000 năm.
Cũng theo các nhà khoa học,
con người bắt đầu sống trong hang này từ khoảng 17.500 - 29.000 năm trước.
Thời
kỳ này được xác định là thời kỳ Băng hà cuối cùng (Last Glacial Maximum), có từ
cách đây 19.000 - 25.000 năm.
Công trình nghiên cứu
do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Boston, Đại học Havard (Mỹ), Đại học
Karls (Đức) và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đồng thực hiện.
TTXVN/Tin Tức