Nhân vật chính của chương trình là CEO Veerapong Sawatyanon - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Siam Brothers Việt Nam.
Khách mời chuyên gia là ông Phạm Đình Đoàn- Phó Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái.
Host chương trình là ông Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.
CEO đồng hành gồm: CEO Bùi Đức Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Điện máy nội thất Gia Vĩnh; CEO Nguyễn Văn Bền, Giám đốc Công ty TNHH BENMARK Việt Nam; CEO Vũ Thị Mai, Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai.
CEO Veerapong Sawatyanon là doanh nhân Thái Lan góp phần mở ra ngành công nghiệp về ngư lưới cụ tại Việt Nam thông qua hoạt động của Công ty Siam Brothers Việt Nam.
CEO Veerapong Sawatyanon kể: "Tôi sinh ra trong một gia đình Thái Lan có truyền thống kinh doanh ngư lưới cụ. Tôi đã tin rằng mình sẽ gắn bó cả cuộc đời với xứ Chùa Vàng, nhưng Việt Nam đã làm tôi thay đổi.
Trước khi sang Việt Nam, tôi nghĩ rằng đây là một nước rất lạc hậu, như Thái Lan chục năm trước vậy. Vì vậy, năm 1994 khi được cử sang thị trường Việt Nam, tôi khá tự tin, thậm chí coi nhẹ chuyến đi này.
Thực tế khác suy nghĩ của tôi. Thị trường Việt Nam vô cùng rộng lớn và đầy thách thức, không ít doanh nghiệp Thái đã thất bại tại đây. Văn hoá khác biệt, khách hàng khó tính; việc thâm nhập thị trường, tạo dựng tín nhiệm với khách hàng là một bài toán khó.
Chương trình “Những Câu Chuyện Thật” của CEO – CKTC do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt và Thời trang OWEN.
Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công 2019 trên Youtube.
Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.
Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148
Khát khao chinh phục, năm 1995 tôi đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam với tham vọng sẽ là doanh nghiệp Thái Lan đầu tiên tại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhận giấy phép kinh doanh, tôi bắt tay xây chiến lược, áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành. Mục tiêu của tôi là sẽ đột phá về doanh thu trong 5 năm đầu tiên.
Nhưng kinh doanh luôn ẩn chứa những rủi ro khó lường. Mọi thứ đang đi đúng quỹ đạo thì năm 1998 khủng hoảng kinh tế thế giới ập xuống. Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty mẹ tại Thái Lan lao đao, công ty tôi đang trên đà chuẩn hoá thì bị cắt viện trợ. Công ty chưa có nguồn thu ổn định, trong khi đang phải lo chi phí về nhân sự, xây dựng nhà máy, phát triển tự động hoá… Tôi bị cô lập tại Việt Nam, phải tự thu tự chi cho doanh nghiệp còn quá non trẻ của mình.
Để ổn định bộ máy, tôi buộc phải vay ngân hàng để có chi phí vận hành. Cá nhân tôi thì phải tập trung toàn lực cho vấn đề nội bộ đang dang dở; từ việc hoàn thiện các giấy phép triển khai xây dựng Nhà máy tới điều phối nhân sự, xây dựng quy trình, quy chế. Phần kinh doanh tôi giao phó cho một người đồng hương.
Bất ngờ, năm 2000, chúng tôi lọt vào top các doanh nghiệp lỗ nặng nhất tại Việt Nam. Hồi chuông cảnh tỉnh đã gióng lên! Tôi lập tức rà soát lại mảng kinh doanh, bán hàng. Người đồng hương của tôi chưa hiểu thị trường Việt, nên đã đưa ra các chiến lược bán hàng không trúng đích.
Càng đi sâu vào các số liệu tôi càng điếng người và lo sợ cho sự sống còn của doanh nghiệp. Chúng tôi đang phải vay ngân hàng với mức lãi suất khá cao; trong khi kinh doanh lại đang gặp khủng hoảng. Các đối tác của chúng tôi tại Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp lớn, thay vì cạnh tranh với các thương hiệu khác, họ cạnh tranh thị phần lẫn nhau tạo nên sự rối loạn thị trường. Không chỉ vậy, họ còn liên tục gây áp lực cho chúng tôi đòi hỏi chiết khấu và quyền lợi đặc biệt. Thậm chí có những thương vụ “đi đêm” với người phụ trách để có được giá hời.
Cùng lúc đó hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, Malaysia đổ bộ gây phá giá thị trường. Đối mặt với bài toán tài chính nan giải, vấn đề nội bộ trục trặc, đối tác đòi hỏi cao cùng áp lực cạnh tranh khốc liệt. Tôi như bị rút cạn năng lượng và không còn đủ tự tin để đưa ra quyết định cho mình...".
Trong hoàn cảnh này, CEO sẽ làm gì để thoát ra. Câu trả lời sẽ có trong chương trình.
Trailer chương trình: