Tôn vinh những đóng góp trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của Thám hoa Vũ Thạnh

Nhân kỷ niệm 354 năm Ngày sinh của Thám hoa Vũ Thạnh (1664-2018), ngày 12/12, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo khoa học “Thám hoa Vũ Thạnh - Con người và sự nghiệp” nhằm đánh giá những đóng góp của ông đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, 27 bài tham luận của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, đánh giá bối cảnh văn hóa, xã hội Đại Việt; Thăng Long thế kỷ XVII - XVIII; quê hương, dòng họ của Thám hoa Vũ Thạnh; Thám hoa Vũ Thạnh - con người và sự nghiệp. Đặc biệt các nhà khoa học cùng làm rõ những đóng góp của Thám hoa Vũ Thạnh đối với văn hóa, giáo dục của đất nước thế kỷ XVII, XVIII.

Thám hoa Vũ Thạnh có cống hiến to lớn cũng như ảnh hưởng sâu rộng đối với giáo dục và học thuật đương thời. Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu khẳng định: Thám hoa Vũ Thạnh là người thầy mẫu mực, tiêu biểu về tri thức, đạo đức, tấm gương về hiếu nghĩa, hiếu học. Người luôn thể hiện trong suốt cuộc đời mình tinh thần hết lòng phụng sự xã hội và đã có công lao to lớn đào tạo cho đất nước nhiều bậc hiền tài. Tên tuổi của ông đã làm rạng danh dòng họ Vũ, góp phần bồi đắp truyền thống hiếu học và nuôi dưỡng tinh thần đó cho hậu thế.

Thám hoa Vũ Thạnh nguyên quán làng Đan Loan, huyện Đường An (nay là thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) sau dời đến phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay thuộc Hà Nội), là nhà khoa bảng, nhà giáo dục tiêu biểu của nước ta cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Năm 22 tuổi, ông đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa 6 (15) đời vua Lê Hy Tông, làm quan trải qua các chức Hàn lâm viện Đãi chế, Lễ khoa Đô Cấp sự trung, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Bồi tụng...

Cuộc đời của Thám hoa Vũ Thạnh gắn liền với sự nghiệp dạy học. Năm Mậu Dần (1698), ông mở trường dạy học ở làng Hào Nam (nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội), học trò theo học rất đông. Trường của Vũ Thạnh là một trong hai trường tư lớn nhất kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ. Học trò trường Hào Nam có nhiều người đỗ Tiến sĩ và Tạo sĩ (Tiến sĩ võ), sau này nhiều người ra làm quan hoặc theo gương thầy mở trường dạy học.

Vũ Thạnh đã để lại cho hậu thế sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Ông có 22 bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục, và nhiều văn bia do chính Vũ Thạnh soạn và nhuận rải rác nằm ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa. Thời Lê Trung hưng, văn chương sùng chuộng luân lý đạo đức, tầm chương trích cú, Vũ Thạnh vận động cải cách văn thể, chấn chỉnh khoa cử và học thuật theo hướng đề cao tri thức thực tiễn. Khi ông mất, triều đình truy phong chức Tham chính.

Tin, ảnh: Đinh Thuận (TTXVN)
Nhà văn hóa dành cho nạn nhân da cam
Nhà văn hóa dành cho nạn nhân da cam

Lễ gắn biển và bàn giao Nhà văn hóa Trung tâm Bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam diễn ra ngày 26/12, tại Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN