Triển lãm tranh mừng Đà Lạt 120 tuổi

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã mở cửa các phòng mỹ thuật, trưng bày hàng trăm tác phẩm nghệ thuật - món quà của giới nghệ sĩ từ khắp mọi miền Tổ quốc tặng Đà Lạt nhân dịp "Thành phố hoa" kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển trong hai ngày 27 và 28/11.

Theo họa sĩ Đào Nguyên Dạ Thảo - chủ Gallery Đào Nguyên, sự góp mặt của 3 họa sĩ đã thể hiện tình yêu với thành phố Đà Lạt thơ mộng, những bức tranh mang sắc màu hoài niệm với bạn bè với chốn cũ, hoài niệm với di sản, tinh thần dân tộc…



Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Lễ vật mỹ thuật 120 năm thành phố Đà Lạt” do Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp với Công ty XQ Việt Nam tổ chức, thu hút 21 nghệ sỹ với gần 100 tác phẩm gồm các thể loại: gò kim loại, sơn mài, sơn dầu, bút sắt, bột màu, sắp đặt, nhiếp ảnh và khắc gỗ.



40 tác phẩm sơn dầu và acrylic mang tên “Đà Lạt nỗi nhớ” được trưng bày tại Gallery Đào Nguyên của 3 hoạ sĩ: Đinh Cường (Mỹ), Thân Ngọc Minh (Huế) và Phan Ngọc Minh (Quảng Nam). Trong đó, họa sĩ Đinh Cường có 15 bức tranh được vẽ bằng “nỗi nhớ” Đà Lạt từ nước Mỹ. Đó là những khuôn mặt thân quen, Đà Lạt hoàng hôn, khung cảnh, nhà thờ - nơi mà ông từng sinh sống được tái hiện lại qua nét vẽ tài hoa của họa sĩ. Những đường nét, hình mảng thủ pháp tuy có sự khác biệt, khó trộn lẫn nhưng người xem vẫn nhận ra sắc màu chung về sắc màu hoài niệm trong không gian trưng bày của 3 họa sĩ.

Đây là những tác phẩm do các giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế sáng tác tại Huế và Đà Lạt, mang những âm hưởng tôn tạo các giá trị nhân văn của cuộc sống, đồng thời khắc họa các giá trị văn hóa giao thoa có được qua 120 năm hình thành và phát triển của Đà Lạt.


Cùng với triển lãm mỹ thuật, dịp này tại Đà Lạt còn diễn ra các nghi lễ rước mỹ thuật Đà Lạt 120 năm; khai trương khu phố tóc bạc, rước sách 120 năm tại Đền Việt Nam Quốc tổ tiên Mẫu Âu Cơ, gieo trồng hạt mầm Đà Lạt 120 năm...


Các họa sỹ có tranh trưng bày trong triển lãm.



Đặng Tuấn

Triển lãm tranh "xem bằng tay"
Triển lãm tranh "xem bằng tay"

Các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Tu viện Admont cổ nhất nước Áo đã được đem triển lãm tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vinzavod (Moscow). Điều đặc biệt là những người khiếm thị hay yếu thị giác đều có thể "xem" được những bức tranh độc đáo tại đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN