Tục thờ chó đá

Đối với nhiều dân tộc tại Lạng Sơn, chó đá là một vị thần mà họ có thể cầu xin mọi thứ, từ hóa giải bất hòa trong gia đình đến cầu tự, từ ngăn cấm tà ma ám lên trâu bò, lợn gà đến trai gái yêu nhau nhưng gặp trắc trở cũng có thể xin thần soi xét.


Chó đá không chỉ trừ tà ma, giữ nhà mà còn trông cho mùa màng tươi tốt, xua đuổi dịch bệnh.


Hiện nay, một số dân tộc Nùng, Tày, Dao... sinh sống tại một số huyện Lạng Sơn vẫn còn lưu giữ tục thờ chó đá độc đáo này. Trong đó, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình là nơi có nhiều hộ dân lưu giữ tập tục này nhiều hơn cả, hầu như nhà nào cũng có một chú chó đá canh cổng.


Chó đá được tắm bằng nước bưởi sau đó gia chủ quấn vải đỏ hoặc giấy hồng điều.


Với quan niệm ma mãnh sợ tiếng chó sủa nên đồng bào Tày luôn thờ chó đá.


Chó đá là linh vật trừ tà trong nhà.


Chó đá được tạc to như chó thật. Hai chân trước đứng hiên ngang, hai chân làm trụ theo thế đứng bệ vệ. Tuy nhiên, dáng chó đá được ưa thích nhất chính là thế phục mồi, mồm và mắt chúng phải nhìn nhằm vào một điểm, sẵn sàng tư thế tấn công, trông coi nhà cửa.


Gia chủ phải tự tay tạc chó đá.


Vào các ngày trọng đại như lễ cưới, hỏi, ngày rằm, mùng một hàng tháng..., chó đá đều được gia chủ cúng cơm, kẹo... Vào ngày Tết, chó đá được rửa sạch bằng lá bưởi đun sôi để nguội, sau đó được quàng một mảnh vải đỏ lên cổ hoặc giấy hồng điều. Đầu năm mới, từng người trong gia đình đều làm lễ trước chó đá, cầu mong một năm mới gặp nhiều điều tốt lành, mọi thành viên trong nhà đều tặng chó đá phong bao mừng tuổi để tỏ lòng biết ơn đã trông nom và đem sự may mắn đến cho gia đình trong suốt năm qua.

 

Hoàng Nam

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN