Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu của Trung Quốc, các địa danh nói trên gồm: “Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc” (ở Trung Quốc), “Đền Ramappa” ở Ấn Độ và “Tuyến đường sắt xuyên Iran” của Iran.
Thành phố cảng Tuyền Châu ở phía Đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại". Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến, Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-13) của Trung Quốc cổ đại. Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi “Đền Ramappa”, là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất 40 năm công trình mới hoàn tất. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và có lẽ cũng là ngôi đền duy nhất trong cả nước Ấn Độ được biết đến với tên của nghệ nhân điêu khắc (Ramappa). Ngôi đền là điểm đến thích hợp cho những người ngưỡng mộ kiến trúc rực rỡ.
Địa điểm còn lại là tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km, nối Biển Caspi ở phía Đông Bắc với Vịnh Ba Tư ở phía Tây Nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 19, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.