Vẻ đẹp khả ái của hoa hậu lai Nhật Bản

Trong lần đầu gặp gỡ, tân hoa hậu Nhật Bản Ariana Miyamoto có thể khiến người đối diện bối rối bởi diện mạo khá khác biệt so với người Á Đông mặc dù cô có vẻ đẹp thanh lịch và khả ái.

Nhưng mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi khi Ariana, cô gái có mẹ là người Nhật và cha là một người Mỹ gốc Phi, cất giọng nói nhẹ nhàng với cử chỉ tay thanh nhã và biểu cảm gương mặt cho thấy cô chắc chắn là người Nhật Bản.

Tuy nhiên mạng xã hội đã dậy sóng sau chiến thắng của Ariana trong tháng 3 vừa qua, nhiều nhà bình luận than phiền rằng danh hiệu này nên dành cho một người “thuần Nhật” hơn là một “haafu” (tiếng Nhật có nghĩa là “một nửa” từ được dùng để miêu tả những người có dòng máu pha trộn).

Trên mạng xã hội Twitter, đã có những nhận xét như: “Tôi cảm thấy không thoải mái khi biết rằng cô ta sẽ đại diện Nhật Bản” hoặc “Có ổn không nếu lựa chọn một hafu là hoa hậu hoàn vũ Nhật Bản?”.

Những ý kiến phản đối danh hiệu không hề khiến Ariana gục ngã, thay vào đó cô gái trẻ sinh năm 1994 này quyết định tạo thay đổi định kiến với cương vị hoa hậu của mình.


Ariana sinh ra và lớn lên tại thị trấn cảng Sasebo, gần Nagasaki, cô hầu như biết rất ít về quê nội ở Arkansas, Mỹ.


Ariana tâm sự các phóng viên thường hỏi ở điểm nào cô thấy mình giống một người Nhật nhất cô chỉ mỉm cười và nói: "Nhưng tôi là người Nhật mà".


Tại chính Nhật Bản, các phản ứng về chiến thắng của Ariana khá yên ắng trong khi truyền thông quốc tế hoàn toàn bị thu hút bởi câu chuyện của cô.


Một người bạn của Ariana cũng là “hafu” đã tự tử, Ariana hồi tưởng lại: “Cậu ấy thường tâm sự về khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Cậu ấy không thể nói tiếng Anh trong khi mọi người thường băn khoăn tại sao cậu ấy không nói được tiếng Anh trong khi cậu ấy có diện mạo như một người nước ngoài”.


Cho đến nay, người Nhật vẫn có quan niệm khắt khe về định nghĩa “dòng máu Nhật Bản”. Người nhập cư chỉ chiếm 1% dân số Nhật Bản và hầu hết đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay cứ 1 trên 50 trẻ sơ sinh tại Nhật Bản là pha trộn dòng máu, như vậy mỗi năm Nhật Bản có 20.000 trẻ là con lai.

Chiến thắng của Ariana có thể coi là dấu hiệu cho thấy cuối cùng Nhật Bản cũng đang dần có thay đổi. Đó là điều cô gái trẻ hy vọng, và cô mong rằng chiến thắng của cô có thể khích lệ hơn nhiều cho những đứa trẻ “hafu”. Ariana nói: “Ngày càng có nhiều cuộc hôn nhân quốc tế vì vậy sẽ có thêm nhiều trẻ em pha trộn dòng máu. Tôi tin rằng chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ cho những đứa trẻ này, cho tương lai của chúng”.

Miyamoto cười lớn rồi nói: “Tôi luôn muốn bắt đầu một cuộc cách mạng. Tôi không thể thay đổi mọi thứ chỉ trong một đêm nhưng trong 100 đến 200 năm nữa sẽ có thêm nhiều người pha trộn dòng máu tại Nhật và chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ của mình”.


Nhà tâm lý học Yoko Haruka nhận định: “Có thể một số người có thể cảm thấy Ariana Miyamoto không phù hợp với hình ảnh truyền thống Nhật Bản để đại diện cho đất nước trong cuộc thi sắc đẹp. Đó có thể chỉ là một tin gây bất ngờ nhưng cô ấy chắc chắn đã có cơ hội để trở thành người tiên phong, đây là cơ hội tuyệt vời cho Nhật Bản nhận được ghi nhận của quốc tế”.


Ariana nổi bật với chiều cao 1,73 m, cô sẽ tham dự cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Thế giới vào đầu năm 2016.



Ariana và mẹ.


Tân hoa hậu hoàn vũ Nhật Bản duyên dáng trong bộ kimono truyền thống.




Hà Linh (Theo AFP)
Cựu hoa hậu Venezuela bị bắn trên đường
Cựu hoa hậu Venezuela bị bắn trên đường

Một tên cướp đã bất ngờ nổ súng tấn công cựu hoa hậu Venezuela cùng người chồng gốc Anh ngay trước mặt con gái 5 tuổi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN