“Khói sóng” phản ánh mối quan hệ gắn kết trong tiến trình công việc của người nghệ sĩ với văn hóa và lịch sử Việt Nam. Đây là những tác phẩm nằm trong loạt chủ đề mang tên “Phong cảnh Việt Nam” (được thực hiện từ 2010 - đến nay). Bắt đầu với những quan sát của nghệ sĩ về một số trong những cấu trúc và nơi chốn tiêu biểu nhất của đất nước và những hệ tư tưởng và vai trò mà chúng thể hiện. Những tác phẩm mới đánh dấu một sự dịch chuyển đầy phong phú từ việc mô tả những cấu trúc biểu tượng và hữu hình tới việc suy ngẫm về câu hỏi mang tính trừu tượng đối với sự vật không tồn tại. Chất chứa trong đó những suy ngẫm đầy chất thơ về thông điệp của thời gian, ký ức và nơi chốn. Mỗi bức tranh như đối thoại với người xem về những quan sát và những thăng trầm của cuộc đời mỗi con người.
Bằng cách chia các bức tranh thành ba khối cấu trúc, Hà Mạnh Thắng dường như đang vẽ nên một đường thẳng song song với mặt nước, mặt đất và bầu trời. Trong sự phân chia giữa ba lớp không gian, thi thoảng không gian nơi đó lại được tạo ra một cách mơ hồ và dường như tiết trời, không khí và cảnh sắc của tự nhiên bao trùm và chi phối tất cả mỗi cảnh vật. Trái ngược với những tác phẩm trước đây của Thắng, những bức tranh mới được sáng tác được tạo ra có bề mặt trông mạnh bạo và thiên về bảng màu phấn nhẹ.
“Khói sóng” gợi đến ‘khói’ trên những con ‘sóng’ trong đại dương, trên bề mặt hồ nước hay là một dạng thực thể khác của nước. Nó ám chỉ đến một lớp không kí mỏng, độ ẩm, sương mù, hơi nước xuất hiện trên mặt nước, tựa đề này được lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Hoa xưa - Lầu Hoàng Hạc (Việt Nam) vào khoảng thế kỷ thứ 8 của nhà thơ danh tiếng Thôi Hiệu. Bài thơ phản ánh ước vọng cố hương và nỗi niềm của Thôi Hiệu trước không gian và sử tích, Lầu Hoàng Hạc kết thúc với một sự liên hệ vừa sâu sắc vừa u buồn tới hình ảnh khói trên sông.