Chiếc cà vạt tiết lộ bí ẩn về tên không tặc khét tiếng DB Cooper

Một nhóm các nhà khoa học đã có phát hiện đột phá về tên không tặc khét tiếng DB Cooper nhờ vào một chiếc cà vạt.

Bức vẽ mô phỏng khuôn mặt tên không tặc Cooper. Ảnh: AP

Chiếc cà vạt của tên không tặc tự xưng là DB Cooper cướp máy bay hành khách Boeing năm 1971 – sau đó nhảy dù từ máy bay và mất tích không dấu vết – cho thấy hắn có thể đã làm việc trong ngành hàng không, và thậm chí cho Boeing.

Nhóm nghiên cứu có tên “Citizen Sleuths” đã tiến hành phân tích chiếc cà vạt JC Penny bằng kính hiển vi electron và phát hiện các hạt ceri, strontium sulfide và titan tinh khiết trong kẹp cà vạt. Những nguyên tố này sẽ rất ít khi được nhìn thấy bên ngoài một môi trường nhất định, ví dụ như một nhà máy hàng không vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cho hay Boeing sử dụng những nguyên tố này trong những năm 1960 và 1970 khi phát triển máy bay vận tải siêu thanh ở Washington.

Và tên Cooper có thể là nhân viên hoặc nhân viên hợp đồng của Boeing và đeo chiếc cà vạt nói trên khi làm việc.

Trưởng nhóm nghiên cứu “Citizen Sleuths” Tom Kaye nói: “Chiếc cà vạt đi cùng hắn vào môi trường sản xuất này. Hắn có thể là kỹ sư hoặc quản lý của một trong các nhà máy”.

Năm ngoái, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã quyết định đóng hồ sơ vụ cướp máy bay táo bạo do tên DB Cooper thực hiện năm 1971, sau gần nửa thế kỷ điều tra mà không có kết quả. Trước đó vài năm, FBI đã cho phép nhóm điều tra tự nguyện “Citizen Sleuths” quyền phân tích bằng chứng vụ việc.


Nhóm nghiên cứu vẫn đang điều tra vụ việc Cooper, và đã gửi phân tích pháp y của chiếc cà vạt lên mạng, kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng.

DB Cooper là biệt danh mà các phương tiện truyền thông đặt cho tên không tặc khét tiếng gây ra vụ cướp máy bay ở Mỹ năm 1971. Theo Reuters, vào ngày 24/11/1971, một người đàn ông tự gọi mình là Dan Cooper, khoảng 40 tuổi, có mặt trên chuyến bay của hãng hàng không Northwest Orient Airlines, hành trình bay từ Portland, Oregon đến Seattle,Washington. Sau khi máy bay cất cánh, Cooper thông báo với tiếp viên hàng không hắn có bom trong hành lý. Chuyến bay vẫn tiếp tục hành trình đến Seattle. Đến nơi, tên không tặc yêu cầu hãng hàng không trao đổi 36 hành khách lấy số tiền 200.000 USD và 4 cái dù. Hắn đã nhảy dù và biến mất không dấu vết cho tới bây giờ.

Trần Minh (Theo nydailynews)
Tên không tặc duy nhất trên thế giới chưa bị bắt - Kỳ cuối
Tên không tặc duy nhất trên thế giới chưa bị bắt - Kỳ cuối

Theo Kristiansen, ngay từ năm 2003, ông đã nghi ngờ anh trai mình... là Dan Cooper. Tối nọ, Kristiansen nhìn thấy cuốn sách "Những bí mật chưa có lời giải đáp", trong đó đề cập tới vụ không tặc của Dan Cooper. Sau khi xem ảnh phác họa chân dung Dan Cooper của FBI, Kristiansen thảng thốt vì thấy nó quá giống anh trai mình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN