Ngày 23/12, Quân đội Philippines cho biết nước này có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ các lợi ích hàng hải.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 16/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng LB Nga bảo lưu quyền sử dụng bom chùm để đáp trả việc Ukraine sử dụng loại vũ khí này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Âu, ngày 15/7, Bộ trưởng Quốc phòng Slovenia Marjan Sarec tuyên bố nước này đang đàm phán với Đức để mua các hệ thống tên lửa đất đối không IRIS-T SLM, song không tiết lộ chi tiết về số lượng.
Hàn Quốc đã phát triển công nghệ mới có khả năng dò tìm và phát hiện tín hiệu, giúp các tàu chiến định vị được tên lửa chống hạm tiên tiến đang lao về phía mục tiêu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 7/7 thông báo rằng Mỹ đã hoàn thành việc phá hủy hoàn toàn các kho vũ khí hóa học tồn tại hàng thập kỷ của nước này, đáp ứng một cam kết theo Hiệp ước Chống vũ khí hóa học có từ 3 thập kỷ trước.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 6/7, Lực lượng Không quân Indonesia đã tiếp nhận máy bay C-130J Super Hercules thứ hai trong tổng số 5 máy bay đặt mua từ công ty quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ.
Khi Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước này sẽ giúp liên minh khắc phục lỗ hổng ở phía Tây Bắc châu Âu - Biển Baltic, tuyến đường biển chung với Nga nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận các cảng ở 8 quốc gia, trong đó có Đức.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn phương Tây về công nghệ, thiết bị và vũ khí quân sự đối với quốc gia này.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã đặt hàng mua 13 hệ thống radar điều khiển đánh chặn từ mặt đất (GCI) thế hệ GM-403 do Tập đoàn Thales của Pháp chế tạo trị giá 354 triệu euro (tương đương 6,23 triệu USD).
Lầu Năm Góc ngày 28/6 xác nhận Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ tiềm năng trị giá 15 tỷ USD cung cấp Hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng không và tên lửa tích hợp (IBCS) cùng các thiết bị có liên quan cho Ba Lan. Hai nhà thầu chính trong thương vụ tiềm năng này bao gồm Raytheon Corp và Lockheed-Martin.
Ngày 27/6, một nguồn thạo tin cho biết Pháp đã lần đầu tiên thử nghiệm phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) được cho là có khả năng thách thức các hệ thống đánh chặn do có quỹ đạo bay không thể đoán trước.
Mỹ đang đẩy Litva vào tình trạng lệ thuộc hoàn toàn, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí.
Ngày 25/6, báo Telegraph đưa tin doanh nghiệp liên doanh Anh - Pháp đang phát triển một hệ thống đánh chặn có khả năng "hạ gục" tên lửa siêu thanh.
Ngày 20/6, Bộ Quốc phòng Pháp tiết lộ khả năng đặt mua 1.000 tên lửa phòng không Mistral trị giá khoảng 500 triệu euro (hơn 545 triệu USD) trong khuôn khổ chiến dịch mua chung với 4 quốc gia châu Âu khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 19/6 cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang nỗ lực thúc đẩy việc mua sắm vũ khí, đạn dược nhằm lấp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt.
Các thành viên của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ cắt giảm hơn 2,5 tỷ USD cho chương trình mua sắm tên lửa.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 15/6, Bộ Quốc phòng Indonesia đã xác nhận hợp đồng mua 12 chiến đấu cơ đã qua sử dụng Mirage 2000-5 trị giá 792 triệu USD từ Qatar, viện dẫn nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn nguồn truyền thông Israel ngày 15/6 cho biết một quan chức Bộ Quốc phòng nước này đã tiết lộ Israel đang đàm phán bán xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava cho 2 quốc gia, trong đó có một quốc gia ở châu Âu.
Hãng tin Kyodo dẫn tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản cho biết 2 tên lửa do Triều Tiên phóng đi chiều 15/6 đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Tokyo đã lên tiếng phản đối vụ phóng.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng chiều 15/6 là tên lửa đạn đạo.
Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới cho biết số lượng vũ khí hạt nhân đang hoạt động trong kho dự trữ của các cường quốc quân sự có dấu hiệu gia tăng trở lại. Các nhà phân tích cảnh báo thế giới đang “tiến gần đến một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người”.