Dùng vi khuẩn để dò mìn

Đội ngũ tại trường Đại học Hebrew (Israel) mới đây đã thử nghiệm thành công việc sử dụng laser và vi khuẩn biến đổi gen để phát hiện thiết bị nổ dưới lòng đất, mở cánh cửa mới cho công tác dò mìn an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Dò mìn tại một khu vực gần Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP

Theo tờ Guardian (Anh), ước tính có khoảng 100 triệu quả bom mìn nằm rải rác ở 70 quốc gia, hậu quả của những cuộc xung đột kéo dài trong quá khứ. Hàng năm có tới 20.000 người bị thương từ các quả bom mìn còn sót lại này.

Công việc rà phá bom mìn luôn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy với người lao động đồng thời kèm theo chi phí đắt đỏ. Do vậy đội ngũ tại Đại học Hebrew đã thử nghiệm phương pháp dò mìn bằng vi khuẩn. Theo đó, khi ở gần bom mìn, các vi khuẩn đặc biệt được biến đổi gen sẽ phát ra màu huỳnh quang có thể được nhận thấy bằng laser.

Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Biotechnology với các nhà khoa học khẳng định rằng phương pháp của họ dựa hoàn toàn vào lượng hơi tỏa ra từ vật liệu nổ khi ở dưới lòng đất, các vi khuẩn sẽ dựa vào yếu tố này và phát huỳnh quang khi ở gần bom mìn. Hệ thống laser sẽ làm nhiệm vụ còn lại, quét để phát hiện ra khu vực khả nghi.

Các thiết bị nổ được chôn xuống đất (ký hiệu bằng chữ cái) và sự phản ứng của vi khuẩn dò mìn trong cuộc thử nghiệm trên thực địa.

Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên thực địa và có khả năng dò tìm trong phạm vi 18cm chỉ qua 1 giây. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng tốc độ này sẽ tăng nhanh trong tương lai.

Giáo sư Shimshon Belkin, người đứng đầu cuộc thí nghiệm nhận định rằng các kết quả trên thực địa cho thấy cảm biến sinh học có hữu ích trong hệ thống dò mìn nhưng sẽ cần nhiều phát triển hơn nữa. Theo ông Belkin, cần nâng cấp khả năng ổn định của các vi khuẩn, tốc độ dò tìm trên phạm vi rộng…

Đây không phải là lần đầu tiên vi khuẩn được tận dụng để dò mìn. Năm 2009, một phát hiện tương tự đã được báo cáo bởi đội ngũ ở Đại học Edinburgh (Scotland).


Hà Linh/Báo Tin Tức
Dò mìn bằng cải bó xôi
Dò mìn bằng cải bó xôi

Các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) vừa trình làng một công nghệ mới biến cải bó xôi (rau chân vịt, spina) thành một thiết bị cảm ứng có thể phát hiện ra chất nổ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN