Indonesia dự kiến mua mới các tàu tuần duyên lớn

Indonesia đang lên kế hoạch mua sắm các tàu lớn hơn để lực lượng tuần duyên mở rộng phạm vi hoạt động tại các vùng biển xa, trong đó có Quần đảo Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau.

Chú thích ảnh
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa) trong một cuộc tập trận trên đảo Natuna, Indonesia. Ảnh tư liệu: REUTERS

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn truyền thông Indonesia ngày 18/1 cho biết kế hoạch mua sắm tàu trên được công bố chỉ một thời gian ngắn sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto thông báo mua các tàu khu trục của Đan Mạch để trang bị cho Hải quân.

Theo Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan, Cơ quan An ninh Hàng hải (Bakamla) sẽ sớm được chuyển đổi thành lực lượng tuần duyên và do vậy sẽ cần các tàu lớn có cùng kích cỡ với tàu khu trục của Đan Mạch.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Luhut nói: "Bộ Quốc phòng đã đặt mua các tàu Đan Mạch cho lực lượng Hải quân. Với chiều dài 1 - 150m, những tàu khu trục này có thể hoạt động tại các vùng biển xa.

Việc chuyển đổi Bakamla thành lực lượng tuần duyên được đề cập trong một dự luật đang được Hạ viện Indonesia xem xét. Dự luật này nhằm giải quyết vai trò chồng chéo giữa các cơ quan an ninh hàng hải quốc gia. Hiện Indonesia có nhiều cơ quan chuyên trách an ninh hàng hải, trong đó có Bakamla, Cảnh sát đường thủy, Hải quân, lực lượng tuần tra biển thuộc Bộ Biển và Nghề cá.

Biển Natuna đang là tâm điểm chú ý của Jakarta sau vụ việc các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý (300 km) của Indonesia tại khu vực này.

Bakamla cho biết ít nhất 63 tàu đánh cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau trong các ngày 19 - 24/12.

Hữu Chiến (TTXVN)
Indonesia phát hiện tàu Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế
Indonesia phát hiện tàu Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế

Truyền thông các tàu hải quân ngày 12/1 đưa tin các tàu hải quân của nước này tiếp tục phát hiện nhiều tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia tại vùng biển Natuna.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN