Máy bay ném bom B-1 Lancer của Mỹ. Ảnh: AP |
Trong trường hợp Triều Tiên tấn công hạt nhân, một đội chiến đấu cơ của Mỹ sẽ xuất kích ngay lúc nhận tin báo. Kế hoạch phản ứng nhanh của Mỹ thì như vậy song thực tế lại chưa đáp ứng điều này.
Tờ Air Force Times dẫn số liệu chính thức cho hay, chỉ 7/10 số máy bay của Không quân Mỹ có thể đáp ứng yêu cầu chiến đấu ngay lập tức.
Trong một nhiệm vụ giả định mới đây nhằm ngăn chặn “một mối nguy hiểm hiện thời và rõ ràng tại Triều Tiên”, một máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ đã vội vàng tiếp đất để sửa lỗi, Nghị sĩ Joe Wilson tại bang Nam Carolina cho biết hôm 22/3.
Nhiệm vụ này là của hai chiếc B-1 Lancer cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam, tuy nhiên, chỉ một chiếc có thể triển khai hành động. Vốn được chào hàng là “nhanh chóng nhả bom vào bất cứ kẻ thù nào, ở bất cứ đâu trên thế giới, bất kỳ thời điểm” nhưng chiếc B-1 Lancer vừa rồi vẫn gặp sự cố, không thể sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức.
Về phía Triều Tiên, quốc gia này đã thể hiện rõ một chiến dịch chuẩn bị tấn công hạt nhân khi liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa. Theo đánh giá của chính quyền Trump và nhiều chuyên gia, chương trình phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ sớm đe dọa tới Washington.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà K.T. McFarland từng phát biểu: “Có khả năng thực tế rằng Bình Nhưỡng có thể bắn một quả tên lửa hạt nhân vào Mỹ trong cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump”.
Tình báo Mỹ theo dõi hoạt động tên lửa bằng vệ tinh, nhưng các đầu đạn được trang bị trên tên lửa, trên không và trên tàu ngầm có thể bị cản trở đáng kể nếu máy bay phải tiếp đất để bảo trì và sửa chữa.
Tổ chức cố vấn chiến lược Heritage Foundation từ lâu đã cảnh báo về tính thiếu sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ, bị giảm sâu từ năm 2003.