Tận mục “thần chết bay” của Nga hạ gục mục tiêu

Trực thăng tấn công Mi-24 Hind do Nga sản xuất được mệnh danh là “xe tăng bay” bởi khả năng vừa bay vừa nhả đạn vào mục tiêu vô cùng cơ động.

Trực thăng Mi-24 Hind.

Đa số các loại trực thăng được thiết kế nhằm mục đích chuyên chở một lượng lớn hàng hóa, ví dụ như Chinook hoặc có vận tốc bay nhanh và linh hoạt như mẫu Huey. Thế nhưng, trực thăng chiến đấu Mi-24 Hind lại khác biệt, không giống với đại đa số “anh em”.

Được sản xuất từ thời Liên Xô cũ, "xe tăng bay" đa chức năng này vừa có thể tấn công như vũ bão vừa có thể chở theo 8 binh sĩ để sẵn sàng chiến đấu. Khuôn mẫu của Mi-24 Hind ngay từ lúc ra đời năm 1972 đã là một cuộc cách mạng và cho tới tận ngày nay, Hind vẫn chưa có một đối thủ tương xứng từ phía liên minh quân sự NATO. Với uy lực tấn công mạnh mẽ, thật không quá khi gọi Hind là "thần chết bay" của quân đội Nga.

Thiết kế của Hind không nhằm tạo cảm giác thoải mái cho phi hành đoàn mà tối ưu tốc độ. Nó được trang bị một đôi động cơ tuốc-bin trục TV3-117 với động cơ chính 5 cánh quạt đặt trên đỉnh và động cơ phụ 3 cánh quạt ở đuôi trực thăng. Vận tốc tối đa của “xe tăng bay” đạt trên 330 km/h.



Tùy mục đích sử dụng mà trực thăng Hind được trang bị các loại ống phóng đạn khác nhau.

Chiếc trực thăng nặng 10,5 tấn này quả là một pháo đài bất khả xâm phạm đối với các loại đạn cỡ nhỏ và vừa. Toàn thân Mi-24 Hind được bao phủ bởi các tấm titan dày khiến những viên đạn cỡ 50 ly trở nên vô tác dụng. Ngoài ra lớp kính chắn gió của nó, với tính năng chống đạn, còn chịu được đạn đại bác cỡ 20mm. Hơn tất cả, khoang máy bay sẽ chịu được áp suất lớn trong trường hợp bị tấn công hạt nhân, sinh học hay hóa học.

Tùy mục đích sử dụng mà “thần chết bay” được trang bị các vũ khí khác nhau, bao gồm: tên lửa dẫn đường chống tăng, ống phóng tên lửa, súng máy, bom mìn…

Phiên bản xuất khẩu của Mi-24 Hind là Mi-25 và Mi-35 đang được sử dụng tại hơn 30 quốc gia. Đoạn băng dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về tính năng ưu việt của Hind:


Hoàng Trang (tổng hợp)
Mỹ chế tạo siêu chiến hạm “nhấn chìm” Nga – Trung
Mỹ chế tạo siêu chiến hạm “nhấn chìm” Nga – Trung

Siêu chiến hạm này thuộc lớp Frigate và việc chế tạo nó đã bước vào giai đoạn cuối cùng, Đại úy Dan Brintzinghoffer, Giám đốc Chương trình tàu Frigate của Hải quân Mỹ tiết lộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN