Cánh dài mỏng được coi là điểm nhấn trong toàn bộ thiết kế của thế hệ máy bay mới có tên gọi “Buckeye”. Không giống như những bộ phận cánh ngắn, cứng được lắp đặt trong các loại máy bay ngày nay, một đôi cánh mỏng, có thể uốn lượn sẽ giảm bớt tiếng ồn được tạo ra từ áp lực gió lên cánh. Các kỹ sư hi vọng loại thiết kế tân tiến này được thử nghiệm sẽ giúp máy bay khám phá ra cách vượt qua được độ rung và làm nhẹ bớt các lực tác động từ gió và sự hỗn loạn trong không khí.
Để nâng cấp chất lượng cũng như đảm bảo độ an toàn của những chiếc máy bay này, NASA gần đây đã tiến hành thử nghiệm phiên bản X-56A nhỏ với loại cánh cứng cố định truyền thống. Chiếc máy bay này dài 2,2m, chiều rộng của mỗi cánh là 8,5m, nặng gần 218 kg và được gắn 2 động cơ nhỏ JetCat P400.
Hệ thống X-56A bao gồm phần thân máy, 1 bộ cánh cứng, 3 bộ cánh có thể cử động và một trạm điều khiển dưới mặt đất. Chiếc X-56A này có thể dễ dàng tháo lắp cánh và chuyển sang dùng các loại cánh khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và nhiệm vụ.
Cho đến nay X-56A vẫn đang được thử nghiệm với loại cánh cứng truyền thống, sau sẽ được nâng cấp với loại cánh có thể cử động được. Loại máy bay này được tạo ra bởi các kỹ sư của tập đoàn Lockheed Martin. Các nhà chế tạo cho rằng cần phải mất thêm 6 tháng chuẩn bị nữa để máy bay không người lái này có thể thử nghiệm với loại “cánh mềm”.