Các đoàn viên, thanh niên Bắc Ninh hiến máu. Ảnh:Diệp Trương/TTXVN |
Sở dĩ trong Dự thảo luật về máu và tế bào gốc đưa ra 2 giải pháp là vì quan điểm xây dựng luật hiện nay là phải phải dựa trên bằng chứng về mặt khoa học. Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra giả định trong Dự thảo luật về máu và tế bào gốc. Do đó, Dự thảo đã đưa ra giả định là hiến máu bắt buộc.
“Nếu ghi là bắt buộc thì liên quan đến quyền con người, không dễ gì mà bắt buộc được. Trong khi đó, công tác hiến máu tình nguyện hiện trong 2 - 3 năm gần đây ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị”, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết.
Thực tế, hiến máu tình nguyện trong những năm gần đây đã phát triển trở thành phong trào khá sâu rộng, nhất là trong giới trẻ. Nhu cầu máu đáp ứng điều trị tuyến trung ương, tỉnh năm 2016 tương đối ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh. Năm 2016 toàn quốc vận động, tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu; đạt 1,52% dân số hiến máu.
Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân.
Tham khảo luật pháp quốc tế thì không có nước nào quy định hiến máu bắt buộc. Và nếu quy định bắt buộc thì với 90 triệu dân sẽ có 46 triệu người phải hiến máu bắt buộc. Như thế chúng ta sẽ có nguồn máu đầy đủ và ổn định, nhưng dư thừa khá lớn. Do đó, Bộ Y tế không chủ trương theo đuổi giải pháp này.
Ngoài ra, nếu hiến máu bắt buộc thì một năm tiêu tốt 4.180 tỷ, trong khi hiến máu tình nguyện như hiện nay với 18,2 triệu người hiến máu thì chỉ tiêu tốn 2.000 tỷ.
Đại diện Bộ Y tế khẳng định, xét về khía cạnh quyền con trong Hiến pháp, tham khảo luật pháp quốc tế, nguồn và nhu cầu về máu, điều kiện kinh tế… Bộ Y tế lựa chọn phương án khả thi và phù hợp với kiều kiện kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, hội nhập quốc tế là duy trì hiến máu tình nguyện hiến máu tình nguyện.