Chính sách vẫn còn thiếu hấp dẫn người dân tham gia BHXH tự nguyện

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là chủ trương lớn của Nhà nước, trong đó có đối tượng tham gia BHXH tự nguyên. Tuy nhiên, số lượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ đạt khoảng 200.000 người, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp so vời tiềm năng

Theo Báo cáo của Ban Thu, tính đến 30/9, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gần 190.00 người, đạt 57,2% so với kế hoạch giao. Đa số người tham gia BHXH tự nguyện là những người đã tham gia BHXH bắt buộc và tham gia BHXH tự nguyện để đóng nốt số năm còn thiếu.

Chú thích ảnh
Tuyên truyền phát triển BHXH tự nguyện. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, mặc dù đã đầu tư nhiều công sức, tuy nhiên, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp so với tiềm năng.

Trong đó, một số địa phương thực hiện tốt công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như: Điện Biên, Quảng Bình, Cao Bằng, Hải Dương, Thừa Thiên- Huế, Ninh Bình. Trong đó, tỉnh Hải Dương đang đứng đầu với 10.870 người tăng mới.…

Tuy nhiên, có tới 48 địa phương giảm đối tượng so với năm 2017, nguyên nhân chủ yếu một số đối tượng tham gia nghỉ hưởng chế độ BHXH hoặc chuyển đối tượng theo quy định; người tham gia chưa hiểu đầy đủ về chính sách; có thu nhập thấp, không ổn định; chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi về già; chưa giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đại lý thu...

Những địa phương thực hiện tốt công tác phát triển BHXH tự nguyện đều nhận được sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, cũng như sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể liên quan. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ đại lý thu, cộng tác viên ở cơ sở đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, thuyết phục và vận động nhân dân tham gia vào chính sách an sinh xã hội bền vững.

Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, theo đại diện BHXH tỉnh Nghệ An, nhân viên đại lý thu và cơ quan bảo hiểm phải “bám làng, bám dân”, gặp gỡ, tiếp xúc với các nhóm đối tượng tiềm năng để tư vấn cho người dân hiểu được những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện.

Là đơn vị có thành tích phát triển BHXH tự nguyện khá tốt ở Tây Nam Bộ, đại diện BHXH tỉnh Tiền Giang cho biết: “Điều quan trọng là phải thực hiện hiệu quả 3 giải pháp, đó là: Mở rộng đại lý thu để phát huy sức mạnh của từng hệ thống (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ngành y tế, MTTQ, Bưu điện, UBND xã…); triển khai giao chỉ tiêu cụ thể cho BHXH huyện để BHXH huyện giao chỉ tiêu đến các đại lý thu, trong đó yêu cầu mỗi tháng mỗi đại lý phải vận động được tối thiểu một đối tượng tham gia mới; cần đa dạng các hình thức tuyên truyền, hướng tới từng đối tượng tiềm năng”.

Rà soát, xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Là một kênh đại lý lớn của ngành BHXH trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, thời gian qua, ngành Bưu điện đã tổ chức các Hội nghị tuyên truyền theo hình thức thương mại ở 20 tỉnh, thành phố. Sang năm 2019, ngành Bưu điện cũng đặt mục tiêu tổ chức hơn 8.780 hội nghị tuyên truyền, vận động, thêm mới 219.600 người tham gia BHXH tự nguyện.

Từ thực trạng triển khai tại các địa phương, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố cần tăng cường mở rộng, kiểm tra, giám sát hoạt động của các hệ thống đại lý thu; tập trung đào tạo đội ngũ cộng tác viên ngoài ngành (là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến xã như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên…); lựa chon, xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; niêm yết công khai tên, địa điểm, số điện thoại đại lý thu, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia cho từng đại lý thu; đánh giá và khen thưởng kịp thời.

Đại diện Ban Thu (BHXH Việt Nam) chia sẻ cách thức tổ chức thực hiện, bao gồm 6 bước: Thành lập Ban chỉ đạo rà soát, đối chiếu giữa giữ liệu cơ quan Thuế với dữ liệu cơ quan BHXH trên địa bàn; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó giao chỉ tiêu, thời gian cụ thể cho cán bộ được phân công; lập quy trình thực hiện; mời các đại diện lên làm việc hoặc trực tiếp xuống đơn vị; sau 2 lần đôn đốc, đơn vị vẫn không đóng hoặc đóng không đầy đủ số người tham gia thì thực hiện thanh tra đột xuất, đồng thời kiên quyết xử lý vi phạm; thông báo hoặc trực tiếp đối chiếu với cơ quan thuế đối với những đơn vị không có tên trên địa chỉ đăng ký kinh doanh, không tham gia BHXH, tham gia đầy đủ số người nhưng vấn quyết toán thuế để xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố các đơn vị cố tình trốn đóng theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc hướng dẫn người lao động tố giác với cơ quan công an để xử lý vi phạm.

 

XM/Báo Tin tức
Đổi SIM số đẹp mua từ các đại lý có bị ảnh hưởng khi chuyển mạng giữ số?
Đổi SIM số đẹp mua từ các đại lý có bị ảnh hưởng khi chuyển mạng giữ số?

Bạn đọc hỏi: Đối với các SIM số đẹp mà đại lý đang buôn bán trao đổi, khi chuyển mạng giữ nguyên số, sau đó bán cho người khác, thì có bị thu hồi không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN