Vào những ngày này, nếu chúng ta về vùng quê các xã Thụy Trường, Thụy Tân, Thụy An… huyện Thái Thụy (Thái Bình), không khó nhận thấy gia đình nào cũng tất bật, khẩn trương thu hoạch thuốc lào.
Cây thuốc lào giống như cây thuốc lá, bản lá rộng từ 30-40cm, dài từ 50cm trở lên. Kể từ ngày gieo hạt đến khi thuốc lào được thu hái khoảng sau tháng. Bà Nguyễn Thị Tỳ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy cho biết: “Năm ngoái, gia đình bà trồng 10.000m2 thuốc lào, năng xuất ước đạt trên 2 tạ, với giá bán cuối vụ 100.000 đồng/kg thuốc lào khô, gia đình bà thu về trên 20 triệu đồng. Trừ chi phí vốn, giống, phân bón, thuốc trừ sâu và công lao động, còn lại 12 triệu đồng, bình quân chỉ được 1 triệu đồng/người/tháng". So với trồng lúa, cây thuốc lào thu nhập có cao hơn chút ít, nhưng trồng thuốc lào rất vất vả. Thuốc lào khi thái gặp thời tiết nắng thì không sao, nhưng nếu gặp trời mưa thì chỉ còn cách đốt, có như vậy sợi thuốc mới săn, khô. Cây trồng này cũng rất “khó tính” bởi không chịu được mưa dài ngày. Nếu trời mưa nhiều, cây sẽ bị úng, chết do ối nước.
Một điều dễ nhận thấy là mùi cay, đắng nồng nặc của thuốc lào rất khó thở. Ai sức khỏe không tốt, tiếp xúc với thuốc lào nhiều giờ trong ngày kể từ lúc hái lá về nhà đến lúc làm cuộn, thái, phơi… rất dễ bị say thuốc lào, có biểu hiện buồn nôn ói, sức khỏe giảm sút. Cực khổ, vất vả là vậy, ăn không ăn được, hút thì độc hại nhưng điều dễ nhận thấy là đa phần công việc trồng, chăm sóc và thu hái thuốc lào thường là người phụ nữ.
Dưới đây là hình ảnh một ngày làm việc của người phụ nữ thôn quê với việc thu hái thuốc lào:
Cây thuốc lào trưởng thành chuẩn bị thu hái. |
Bóc tách phần lá khỏi xương lá để làm cuốn. |
Giàn lá thành cuộn để chuẩn bị thái. |