Đan Phượng xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới được Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất sát sao. Đây là một trong chín chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 15. Để hiểu thêm về những kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một huyện ngoại thành, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tất Thắng, Bí thư huyện ủy Đan Phượng về nội dung này.



Thưa ông, việc triển khai xây dựng Chương trình nông thôn mới được Đan Phượng tiến hành ra sao?

Hiện nay Đan Phương đã là huyện đạt chuẩn Chương trình xây dựng nông thôn mới. Khi triển khai chương trình này các huyện ngoại thành rất phấn khởi bởi chương trình đã đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, nhất là người dân khu vực nông thôn.

Triển khai đề án xây dựng nông thôn mới Đan Phượng cũng như những huyện khác, chúng tôi tập trung triển khai và xác định 9 chương trình công tác của Thành ủy, trong đó có 2 chương trình các huyện ngoại thành tâm huyết nhất là chương trình “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng viên” và chương trình “Xây dựng nông thôn mới”. Đan Phượng tập trung triển khai: Một là làm tốt công tác tuyên truyền từ trong Đảng đến các đoàn thể, từ hệ thống chính trị đến nhân dân. Chúng tôi mong muốn đưa người dân vào cuộc để họ hiểu về việc xây dựng nông thôn mới là làm cho mình. Thứ 2 chúng tôi xác định bước đi và cách làm, bắt đầu là lập quy hoạch, đây là cơ sở, định hướng cho sự phát triển. Khi đã có quy hoạch rồi huyện xác định phát triển kinh tế là trọng tâm. Thứ 3 là xây dựng hạ tầng bởi hạ tầng là điều kiện vật chất cho sự phát triển để người dân cảm nhận được sự thay đổi.


Để có nguồn lực xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng phát huy nội lực trong huy động sức dân như thế nào?

Phát huy tinh thần dân chủ trong huy động sức dân, Đan Phượng vận dụng hai cách. Một là có vốn mồi, hai là kích cầu. Vốn mồi là trước khi có chính sách của thành phố, Huyện ủy, HĐND có Nghị quyết hỗ trợ 29% giá trị vật liệu để xây dựng đường làng, ngõ xóm đúng tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cái đó chúng tôi đã làm được. Việc này đã tạo ra bước chuyển biến rõ nét, đồng bộ. Song, ở những xã đông dân cư, kinh tế khá họ làm được ngay; còn những xã khu vực vùng bãi thì rất khó khăn, vì ở đó dân số ít, đất rộng đường làm to sẽ tốn kinh phí. Còn vấn đề kích cầu, Đan Phượng phát động phong trào thi đua và chấm điểm thi đua. Sau khi thành phố có chủ trương hỗ tợ cho đầu tư xây dựng nông thôn mới nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng… Sau khi hoàn thành công trình, quyết toán được duyệt thì thành phố mới hỗ trợ hay nói cách khác là hỗ trợ sau đầu tư. Đan Phượng lại làm ngược lại đó là hỗ trợ trước đầu tư, nghĩa là chưa làm nhưng đã được hỗ trợ. Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, huyện cấp luôn vật liệu để các xã làm hạ tầng.

Vậy huyện lấy nguồn lực này ở đâu? Thưa ông.

Chúng tôi tranh thủ hợp đồng với nhà máy xi măng mua hàng nhưng chậm trả 3 tháng, giao cho các bộ phận, nhận trực tiếp của nhà máy, cấp thẳng cho dân để họ làm đường. Hỗ trợ 100% vật liệu chính như cát, đá sỏi, còn những thứ phát sinh thì dân tự bỏ tiền đóng góp. Như vậy giá trị vật liệu không lớn bằng ngày công lao động, những chi phí khác từ lập dự án, phê duyệt các chi phí dự phòng, lán trại… là dân làm dân hưởng. Cứ vậy sau hai tháng triển khai có 22 km đường trục, 131 km đường xóm ngõ... đã hoàn thành, trong đó có sự huy động sức dân rất lớn. Từ kết quả đó, Đan Phượng tiếp tục triển khai xây dựng đường trục chính, giao thông nội đồng cũng bằng cách làm này.

Huy động được sức dân sẽ được nhiều việc, thứ nhất là được đường làng ngõ xóm, hạ tầng dân sinh sạch sẽ. Chúng tôi nói vui là “nâng niu từng bước chân của dân”, nghĩa là đường sạch, vệ sinh tốt, tình làng nghĩa xòm được gắn kết, cán bộ trưởng thành hơn, làm tốt công tác dân vận. Trước đây cán bộ trẻ mới lên còn ngại ngùng, sau khi lăn lộn qua công việc họ trưởng thành hơn và được nhân dân ghi nhận, tin tưởng. Đây là cái được lớn nhất đó là được cái lòng tin của nhân dân với Đảng. Chính vì thế mà Đại hội Đảng bộ các xã và huyện nhiệm kỳ này chúng tôi rất thành công. Trước đó, có những Đảng bộ 4, 5 nhiệm kỳ bầu luôn thiếu cấp ủy, nhưng ở nhiệm kỳ này bầu một lần trúng luôn. Rõ ràng mình làm được cho dân thì dân không bao giờ phụ công.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
Viết Tôn - Hà Ngọc
Đắk Nông khó khăn trong  xây dựng nông thôn mới
Đắk Nông khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Đắk Nông đã triển khai được 5 năm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay, trung bình mỗi xã đã đạt từ 6-8 tiêu chí. Theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu hết năm nay có 8 xã đạt NTM, tuy nhiên, với thực tế hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu trong hai tháng cuối năm 2015 là điều không thể.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN