Ở phương án 2, mức điều chỉnh của vùng 1 là 2.500.000 đồng, vùng 2 là 2.250.000 đồng, vùng 3 là 1.950.000 đồng và vùng 4 là 1.800.000 đồng.
Bộ LĐ-TB&XH đế xuất mức lương tối thiểu năm 20103
mức cao nhất đạt 2, 7 triệu đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân, đây là hoạt động nghiệp vụ hàng năm của Vụ Tiền lương, nhằm chuẩn bị cho việc điều chỉnh lương hàng năm. Theo đó, năm nay Chính phủ sẽ công bố điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nói trên vào tháng 10/2012 và thực hiện từ ngày 1/1/2013.
Nhận định về hai phương án tăng lương, ông Huân cho rằng, phương án thứ nhất cóưu điểm giúp người lao động giảm bớt gánh nặng khó khăn trong bối cảnh giá cả liên tục trượt giá, leo thang. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán nan giải đối nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, do mức điều chỉnh này làm tăng chi phí lớn, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Hiện doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đang áp dụng mức lương tối thiểu thống nhất, đối với vùng 1 là 2.000.000 đồng/ tháng, vùng 2: 1.780.000 đồng, vùng 3: 1.550.000 đồng, vùng 4: 1.400.000 đồng.
Tuy nhiên, theo nhận định điều tra của Viện Công nhân-Công đoàn, mức tăng lương tối thiểu chỉ đạt 65% mức sống tối thiểu của người lao động. Theo TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn , việc tăng lương tối thiểu phải được tính toán khoa học và từ bữa ăn thực tế của người lao động và giá cả tại nơi làm việc của người lao động. Việc tính toán theo cách tính chung chung như hiện nay là dựa vào các chỉ số như CPI và GDP sẽ không phản ánh hết đời sống thực tế của người lao động.
Phía Vụ tiền lương cho biết, trong tháng 8, Vụ sẽ tổ chức gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp tại phía Bắc, lấy ý kiến góp ý trực tiếp cho phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2013.
Theo dantri.com.vn