Doanh nghiệp có được đơn phương ngừng hợp đồng khi lao động đến tuổi nghỉ hưu?

Bạn đọc hỏi: Tôi là nữ, sinh tháng 11/1962, đến đầu tháng 11/2017 tôi đủ tuổi về hưu, nhưng tôi chưa tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy doanh nghiệp có được đơn phương quyết định ngừng hợp đồng lao động (HĐLĐ) và cho tôi nghỉ hưu không?

Giao dịch tại bộ phận “một cửa” của BHXH thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Theo BHXH Việt Nam, tại Khoản 4, điều 36 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 quy định HĐLĐ chấm dứt khi NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại điều 187 của Bộ luật này.


Điều 187 BLLĐ quy định về tuổi nghỉ hưu:


1. NLĐ bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.


2. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 điều này.


3. NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 1 điều này.


Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện tối thiểu để được hưởng lương hưu là phải có ít nhất 20 năm đóng BHXH.


Do bạn chưa đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu 20 năm, nên về nguyên tắc công ty không thể mặc nhiên chấm dứt HĐLĐ với bạn theo khoản 4, điều 36 BLLĐ.


Bạn nên thỏa thuận với công ty về việc tếp tục làm việc đến khi đóng đủ 20 năm BHXH hay chấm dứt HĐLĐ. Sau đó, bạn có hai lựa chọn:


- Một là: Nhận giải quyết chế độ BHXH một lần;


- Hai là: Đóng BHXH tự nguyện một lần cho cho đủ 20 năm đóng BHXH để được nhận lương hưu hàng tháng.


Sau khi nghỉ hưu, nếu bạn có nguyện vọng tiếp tục làm việc và công ty có nhu cầu sử dụng lao động, thì hai bên có thể thỏa thuận để ký kết HĐLĐ. Hợp đồng này không làm ảnh hưởng tới chế độ hưu trí của bạn.


XC/Báo Tin Tức
Khi nào được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT?
Khi nào được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT?

Bạn đọc hỏi: Bố tôi bị bệnh về huyết áp, tiền đình, tim mạch và có theo dõi khám tại bệnh viện tuyến huyện tại Hải Dương. Do chữa trị tại viện tuyến dưới không có hiệu quả nên bác sỹ tư vấn chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Vậy thủ tục xin chuyển thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) từ tuyến dưới lên trên để khám bệnh lâu dài tại Bệnh viện Bạch Mai thì cần những gì?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN