Hà Nội sẽ có thêm cầu vượt thép thứ 8

Bảy cầu vượt lắp ghép bằng thép, gồm: Cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà, Chùa Bộc - Thái Hà, Lê Văn Lương - Láng Hạ, Trần Duy Hưng - Láng, nút giao Nam Hồng (huyện Đông Anh), Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân (nút giao phố Huế - Bạch Mai), nút giao Daewoo, với tổng đầu tư gần 2.000 tỷ đồng được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2012 đến nay đang phát huy hiệu quả việc giảm ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng điểm của Hà Nội.

 

Tuy nhiên, trong tương lai, theo các chuyên gia giao thông, Hà Nội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác trước áp lực gia tăng phương tiện chóng mặt hiện nay, nếu không Thủ đô sẽ lại phải đối phó với tình trạng ùn tắc nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, Hà Nội cần quy hoạch hệ thống nút giao lập thể - nút giao thông khác mức, sử dụng nhiều tầng tách biệt để dòng lưu thông trên đường này không xung đột trực tiếp với dòng lưu thông trên đường khác.

 

Cầu vượt Đại Cồ Việt.

 

Viện trưởng Viện Quy hoạch Quản lý giao thông (Bộ GTVT) Đinh Thị Thanh Bình cho biết: Hiệu quả của cầu vượt thép hiện nay đã thấy rõ. Hà Nội chỉ đang thiếu một phương án quy hoạch tổng thể. Tình trạng ùn tắc giống như hiệu ứng đây chuyền, giảm chỗ này sẽ gây tắc chỗ khác, nên ngành GTVT thủ đô phải thực hiện các giải pháp tình thế. Nếu có quy hoạch cụ thể, nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí, nút giao xung đột giao thông, việc xây dựng cầu vượt sẽ giảm được chi phí đầu tư, hạn chế được thất thoát, lãng phí.

 

Theo ghi nhận của phóng viên, 7 cầu vượt hiện nay đã giải quyết được vấn đề ùn tắc hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay một số cầu vượt được xây dựng trong phạm vi nội đô, nên tình trạng ùn tắc ở phía các cung đường vành đai vẫn tiếp diễn. Thực tế, một số cầu vượt thép được xây dựng trên những tuyến phố hẹp, lưu lượng phương tiện lớn, nên vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm, như cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc. 

 

Hà Nội dự kiến sẽ xây thêm cầu vượt lắp ghép thứ 8 tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. Theo quy hoạch xây dựng từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng thêm các cây cầu vượt nhẹ tại các nút giao: Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ; đồng thời cải tạo, mở rộng các nút Kim Mã - Liễu Giai, đường 69 - Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng.

 

Dưới đây là những hình ảnh về những cây cầu vượt trên địa bàn Thủ đô qua ống kính của phóng viên:

 

 
 

Cầu vượt Láng - Thái Hà đưa vào sử dụng ngày 26/4/2012 khiến giao thông nút Thái Hà - Láng - Huỳnh Thúc Kháng thông thoáng hơn nhiều lần so với trước đây.

 

Cầu vượt Lê Văn Lương.

 

Cầu vượt thứ 6 Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt được đưa vào sử dụng ngày 30.8.2013, lực lượng CSGT không phải căng sức như trước để điều tiết giao thông tại khu vực này.

 

 

Cầu vượt thứ 7 nút giao Daewoo mới đưa vào sử dụng ngày 10.10.2013 đã giải quyết hiệu quả xung đột giao thông tại đây.

 

Gầm các cầu vượt không còn cảnh ùn tắc.

 

Nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch thường xuyên ùn tắc đang được Hà Nội dự kiến xây cầu vượt thứ 8.

 

Tại nút giao này, xung đột giao thông và ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra nên rất cần có một cầu vượt bắc qua.

 
 
 
 
 
 

Tuy nhiên, cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc được xây dựng trên tuyến phố hẹp, lưu lượng phương tiện lớn, lòng cầu hẹp, nên thường xuyên xảy ra ùn tắc hai đầu cầu, nhất là vào giờ cao điểm.

 
 

Việc quy định rõ phương tiện được phép qua cầu góp phần phân luồng giao thông, giảm ùn tắc từ xa.

 

Bài, ảnh: Tiến Hiếu - Huy Hùng

Lãng phí cầu vượt bộ hành

Thực hiện dự án Tăng cường an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông nội đô, từ năm 2007 đến nay, Hà Nội đã dành kinh phí cả trăm tỷ đồng triển khai xây dựng hơn 20 cây cầu vượt dành cho người đi bộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN