Cùng với đó, số người bị bắt và trục xuất về nước là 518 người (trong đó phần lớn là người lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp).
Cũng theo thống kê trên, số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) là .331 người, số thuyền viên tàu cá gần bờ là 7.067 người và số lao động chuyên môn kỹ thuật (visa E7) là 1.788 người.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), trong năm 2018, phía Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 3.500 lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, chưa bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp.
Thực hiện Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc.
Cục đã phối hợp với chính quyền các địa phương (Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh), tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn với sự tham gia của chính quyền các cấp và các cơ quan truyền thông, báo, đài… Thời gian tới, Cục sẽ tổ chức các hội nghị này tại các huyện, xã nơi có nhiều lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Về chính sách ký quỹ đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, Cục sẽ tiếp tục thực hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp lao động vi phạm; đồng thời tạm dừng tuyển chọn lao động tại các địa phương có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao.