Cụ thể, tại huyện Thanh Chương, nhiều hộ dân có nhà bị tốc mái, cây cối trong vườn bị đỗ, gãy; nhiều diện tích lúa bị đổ gãy, ngã rạp xuống, có những cánh đồng lúa bị ngã đổ trên 60% diện tích. Ở huyện Nam Đàn cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
Hiện nay, chính quyền các địa phương và nông dân chưa thể thống kê được những thiệt hại do trận mua và gió lốc gây hại chiều 9/5. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ của một số hộ nông dân thì thiệt hại là khá lớn vì lúa bị ngã đổ không thể phục hồi để tiếp tục chăm sóc chờ đến mùa thu hoạch.
Chiều 9/5, ngay sau khi mưa và gió lốc chấm dứt, chính quyền các địa phương và ngành nông nghiệp đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để nắm tình hình, động viên các hộ bị thiệt hại, tìm giải pháp khắc phục những thiệt hại.
Được biết, tại Nghệ An vào dịp này, thời tiết thường có những biến động bất thường, nhất là hiện tượng mưa giông, lốc xoáy, sét…
Hiện nay, cùng với triển khai việc khắc phục những thiệt hại, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cũng khuyến cáo đến nông dân những diễn biến bất thường của thời tiết có thể còn tiếp tục xảy ra trong những tuần tới.