Mực nước lúc 13 giờ ngày 17/10 trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt là 7,36 m, dưới báo động 1 là 0,14 m; sông Gianh tại Mai Hóa là 5,28 m, trên báo động 2 là 0,28 m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 2,91 m, trên báo động 3 là 0,21 m; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn là 6,93 m, trên báo động 3 là 0,93 m; sông Bồ tại Phú Ốc là 4,5 m, ở mức báo động 3; sông Hương tại Kim Long là 3,2 m, dưới báo động 3 là 0,3 m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 8,14 m, trên báo động 2 là 0,14 m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu là 2,27 m, trên báo động 1 là 0,27 m; sông Srêpôk tại Bản Đôn là 171, m, trên báo động 1 là 0, m. Các sông ở Nghệ An và Quảng Ngãi còn dưới mức báo động 1.
Từ 13 giờ ngày 17/10 đến 23 giờ ngày 17/10, lũ trên sông Ngàn Sâu, các sông ở Nghệ An, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục lên; các sông ở Quảng Nam lên lại; các sông ở Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên có dao động.
Từ tối đến đêm 17/10, mực nước trên sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 6,0 m, dưới báo động 3 là 0,5m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên mức 3,4 m, trên báo động 3 là 0,7 m; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn lên mức 7,3 m, trên báo động 3 là 1,3 m; sông Bồ tại Phú Ốc dao động ở mức 4,8 m, trên báo động 3 là 0,3 m (với dự kiến xả hồ Hương Điền là 2000 m3/s); sông Hương tại Kim Long dao động ở mức 3,7 m, trên báo động 3 là 0,2m (với dự kiến xả hồ Bình Điền và Tả Trạch là 2700 m3/s);
sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên mức 9,2m, trên báo động 3 là 0,2 m (với lưu lượng xả dự kiến của các hồ là 3000 m3/s); sông Thu Bồn tại Câu Lâu ở mức 2,5 m, trên báo động 1 là 0,5 m (với lưu lượng xả dự kiến của hồ sông Tranh 2 là 800 m3/s). Đến sáng 18/10, mực nước tại Câu Lâu ở mức 2,6 m, trên báo động 1 là 0,6m. Mực nước trên sông Ngàn Sâu, các sông ở khu vực Tây Nguyên dao động ở mức báo động 1 và trên báo động 1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vụ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Bố Trạch (Quảng Bình); Hướng Hóa, Đăkrông, Cam Lộ và phía Tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng (Quảng Trị); A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền (Thừa Thiên - Huế); Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My (Quảng Nam).
Nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, đặc biệt tại huyện Cẩm Khê, thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh); các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (Quảng Bình); các huyện: Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị); các huyện: Hương Thủy, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và thành phố Huế, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế); các huyện: Duy Xuyên, Nông Sơn và thành phố Hội An (Quảng Nam).
Nguy cơ cao xảy ra mất an toàn tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 3.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, những biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm: Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét (xác định vùng nguy cơ cao; nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét).
Bản đồ này là một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp phòng, tránh lũ quét. Quản lý sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng vùng đất hạn chế phát triển trong vùng có nguy cơ lũ quét cao; đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây thì cần được quy hoạch lại, chính quyền cần lập kế hoạch tái định cư, đưa đân ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.