'Phù phép' xác bã trà thải… thành trà khô nguyên chất

Vào cuối tháng 4/2013, trong vai những người đi tham quan công trình văn hóa xây dựng nông thôn mới trong khu phố Bình Đức thuộc phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, phóng viên TTXVN đã xâm nhập “đại công xưởng” tái chế bã trà và bí mật ghi hình lại toàn bộ quá trình thu mua, chế biến xác bã trà thải tận thu từ hai công ty nước giải khát chuyên sản xuất trà xanh có tiếng trên địa bàn tỉnh Bình Dương để “phù phép” chế biến thành trà khô nguyên chất.

Bãi tái chế xác bã trà này nằm tại khu phố Bình Đức, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, do ông Lư Quang Hoàng (sinh năm 1974, ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh) quản lý. Tuy nhiên giấy phép kinh doanh chế biến trà không hợp pháp tại Bình Dương. Đứng sau lưng ông Hoàng có thêm một người khác.

Hiện khu đất đang dùng để phơi xác bã trà và làm cơ sở tái chế trà rộng 4.000m2 là của Ủy ban Nhân dân phường Bình Hòa cho Lư Quang Trung (sinh năm 1974) và ông Trần Văn Phước (sinh năm 1957) cùng ngụ quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh cùng đứng tên thuê, với giá 35 triệu đồng/năm.

Một cán bộ phụ trách kinh tế - thương mại ở phường Bình Hòa cho biết, thực tế cho thấy, các loại bã trà thải qua tái chế thành phẩm cũng có mùi thơm như trà bình thường. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, sẽ khó phân biệt trà thải qua tái chế và trà nguyên chất.

Theo một số người dân làm việc tại khu vực bãi trà thải, xác bã trà được thu mua từ hai công ty nước giải khát chuyên sản xuất trà xanh có tiếng trên địa bàn tỉnh Bình Dương với giá chỉ từ 200-300 đồng/kg. Sau đó đưa vào công nghệ phơi, sấy, chế biến tái chế “hóa kiếp” thành trà khô nguyên chất có mùi thơm phức bán cho các cơ sở mai táng với giá 6.000-10.000 đồng/kg dùng để tẩm liệm người chết.

Trà “ướp xác” này được tung ra thị trường qua phương tiện xe tải dưới mác “Hội chữ thập đỏ,” tuồn về Thành phố Hồ Chí Minh rồi tỏa đi khắp các vùng miền khắp cả nước.

Theo danh sách chúng tôi nắm được, xác bã trà sau khi tái chế đã tuồn tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh và Đồng Nai….chuyên thu mua trà tái chế để khâm liệm người chết.

Tuy nhiên, không ai biết xác bã trà thải này có trộn lẫn vào các loại trà nguyên thật chất hay không. Câu hỏi này cần được cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ.

Bãi tái chế xác bã trà thải ngay tại khu đất cụm văn hóa phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, Bình Dương.


Công nhân đang đổ bã trà ra phơi.


Công đoạn phơi khô, sàng lọc, thổi bụi trước khi đưa vào sấy tái chế.


Bã trà trông giống phân trâu được tận thu từ hai công ty nước giải khát chuyên sản xuất trà xanh có tiếng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đem về “hóa kiếp”.


Đại công trường tái chế bã trà thải trên quy mô lớn.




Lò sấy tái chế để “hóa kiếp” bã trà thải thành trà nguyên chất hoạt động hết công suất.


Có tới tổng cộng 9 lò sấy.

Từ bã trà thải như phân trâu...

... biến thành đống trà nguyên chất khổng lồ


Sự thật rất giật mình, chủ cơ sở trên thừa nhận xác bã trà sau khi tái chế dùng để cung cấp cho các nhà hòm để tẩm liệm, ướp xác cho những người quá cố.



Trong lúc bí mật ghi hình, ông Lư Quang Hoàng – người quản lý đi ô tô đến.


Hàng chục công nhân được thuê mướn để chế biến trà


Trà “ướp xác” này được tung ra thị trường qua phương tiện xe tải dưới mác “Hội chữ thập đỏ”...


...tuồn về Thành phố Hồ Chí Minh rồi tỏa đi khắp các vùng miền khắp cả nước.



Tin, ảnh: Dương Chí Tưởng

Tái chế bã trà thành trà 'ướp xác' ở Bình Dương
Tái chế bã trà thành trà 'ướp xác' ở Bình Dương

Chiều 3/6, Cảnh sát kinh tế và Đội quản lý thị trường thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã phối hợp điều tra; phát hiện hành vi tái chế xác bã trà thải thành sản phẩm trà khô nguyên chất, cung cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ tang lễ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN