Quảng Nam đưa vào sử dụng toàn bộ cầu treo ở vùng lũ quét

Ngày 3/11, tỉnh Quảng Nam đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng toàn bộ cầu treo ở vùng thường xuyên bị lũ quét ở các huyện miền núi.


Cầu treo qua các thôn 3, 4, 5 xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã đưa vào sử dụng.

Theo đó 13 chiếc cầu treo có chiều dài từ 60-120 mét được xây dựng theo kết cấu cầu treo dây võng, hệ thống trụ cầu, mố cầu bằng bê tông cốt thép, hệ thống bản mặt cầu, hệ thống cáp treo bằng vật liệu thép chịu lực.

Cầu được xây dựng ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, tập trung ở những khu vực gần trường học, trạm y tế, vùng đặc biệt khó khăn, những địa điểm cầu treo vượt suối có nguy cơ mất an toàn cao đã được bàn giao đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm nay.

Đây là những cầu treo được xây dựng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Đề án xây dựng cầu treo dân sinh, đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên trong 2 năm 2014-2015.

Cùng với việc đưa hệ thống cầu treo vào sử dụng, tỉnh Quảng Nam cũng đã sửa chữa lớn 44 công trình cầu treo dân sinh, xây mới một số cầu, cống trên các tuyến đường về các huyện miền núi với tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ.

Giai đoạn 2 của Đề án xây dựng cầu treo dân sinh được triển khai thực hiện từ năm 2016, tỉnh Quảng Nam được Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn xây mới 59 cầu treo và cầu bê tông cốt thép ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng thường xuyên bị lũ quét, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tin, ảnh: Đoàn Hữu Trung (TTXVN)
Dự án cầu treo “treo” 4 năm chưa hoàn thành
Dự án cầu treo “treo” 4 năm chưa hoàn thành

Dự án cầu treo này vẫn “treo”, khiến 374 hộ, với 2.318 nhân khẩu thôn Noh Prông đi lại gặp nhiều khó khăn, phải trông cậy vào hai cây cầu tạm bợ, đặc biệt vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao khiến thôn Noh Prông bị cô lập hoàn toàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN