Quy trình thủ tục đi xuất khẩu lao động chính ngạch ở nước ngoài thực hiện như thế nào?

Đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài để có thu nhập tốt hơn đang là cách được nhiều người lựa chọn. Vậy, quy trình thủ tục đi xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch thực hiện như thế nào?

Chú thích ảnh
Lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc.

Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐTBXH) cho biết, để đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài có 6 bước:

1. Đăng ký đi làm việc ở nước ngoài:

- Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thuộc doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sẽ được tư vấn các lĩnh vực, ngành nghề, công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí;

- Người lao động lựa chọn thị trường và đơn hàng phù hợp.

2. Tuyển chọn:

- Người lao động tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng, sau khi trúng tuyển đơn hàng sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.

3. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

- Người lao động sau khi trúng tuyển phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị phái cử tổ chức, Khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm 74 tiết học về: quy định pháp luật liên quan của VN và nước đến làm việc, phong tục tập quán nước đến làm việc, các điều kiện hợp đồng lao động... Sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết.

- Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh.

4. Ký hợp đồng:

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại Hợp đồng, đó là: Hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và Hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ 1 bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký.

Lưu ý: Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các khoản phí người lao động phải nộp; công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài...

5. Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài:

Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay).

6. Xin thị thực/visa làm việc và xuất cảnh

- Dưới dự hỗ trợ của đơn vị phái cử (doanh nghiệp XKLĐ/đơn vị sự nghiệp...) người lao động phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin visa lao động thông thường gồm các giấy tờ sau: Hợp đổng lao động mà người lao động đã ký với chủ sử dụng; Lý lịch tư pháp; Phiếu trả lời/Thư giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước/cơ quan lao động địa phương; Hộ chiếu; Chứng minh thư nhận dân/Thẻ căn cước công dân; và các giấy tờ khác tùy theo yếu cầu của mỗi nước....

- Sau khi có visa làm việc, người lao động sẽ xuất cảnh sang nước tiếp nhận để làm việc theo thời hạn của Hợp đồng đã ký.

Sau khi kết thức hợp đồng lao động ở nước ngoài về nước, người lao động có trách nhiệm phải đến đơn vị phái cử để thanh lý hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài. Đây là việc đi xuất khẩu lao động theo con đường chính ngạch, an toàn và được Nhà nước quản lý, bảo hộ.

XC/Báo Tin tức
Nghệ An quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động
Nghệ An quản lý chặt chẽ hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động

Chiều 28/10, Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An cho biết, lãnh đạo tỉnh đã có công văn hỏa tốc gửi các ngành, địa phương trong tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN