Có những câu chuyện được kể như hốc nước là nơi ngự của "Thần Trâu". Hốc nước rất hung dữ, chuyên bắt người. Đã có những vật nuôi như trâu, bò... chết nổi trên hố nước.
Hốc nước có tên là Bổ Bang Cha (theo cách gọi của người Nùng), nằm trên ngọn đồi thuộc thôn Na Nối, xã Bản Xen, Mường Khương, Lào Cai, là nguồn nước cung cấp cho đồng bào dân tộc Dao và Nùng nơi đây. Nhưng kể từ khi có người dân và vật nuôi bị chết đuối tại hốc nước này đã có nhiều câu chuyện thêu dệt ly kỳ kể về hốc Bổ Bang Cha là "hốc nước bắt người", nên khu vực này trở nên hoang vắng, người dân không dám qua lấy nước để sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Hốc nước có tên là Bổ Bang Cha. Ảnh: phapluatxahoi.vn |
Có những câu chuyện được kể như hốc nước là nơi ngự của "Thần Trâu". Hốc nước rất hung dữ, chuyên bắt người. Đã có những vật nuôi như trâu, bò... chết nổi trên hố nước. Đặc biệt, gần đây một em bé người Dao sau khi vào đây lấy nước tưới mạ đã bị chết đuối. Còn năm 2007, anh Vàng Văn Ngưn người trong thôn bị cuốn vào khe nước, những câu chuyện ly kỳ lại tiếp tục được thêu dệt khiến người dân quanh khu vực lại càng sợ hãi hơn nữa.
Để tìm hiểu thực hư sự việc, chúng tôi đã tìm đường tới hốc nước. Theo quan sát, hốc nước có đường kính chừng 3,5m và có độ sâu khoảng 4 - 5m, có tất cả 3 mạch, được phủ kín bởi lớp bèo. Xung quanh hốc nước có nhiều khe nhỏ, nước chảy ra các khe có độ hút, thả nhẹ chiếc lá cây xuống các khe này đều bị hút vào trong. Tuy nhiên, theo trưởng thôn Nông Văn Lài cho biết, cách hốc nước khoảng 2 - 3m là một mương nước chảy xiết. Và hốc nước nằm ở trên cao, trong khi các mạch nước đều có chiều hướng chảy xuống các vị trí thấp hơn, nên tạo ra các lực hút. Còn việc bà con không may bị chết đuối là do sơ suất của những người đến gần hốc nước chứ không có chuyện "hốc nước bắt người" như những câu chuyện thêu dệt.
Hi vọng sau khi sự thật về hốc nước Bổ Bang Cha được sáng tỏ, người dân Bản Xen có thể yên tâm lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.