Tạo cơ sở pháp lý cho phát triển nghề công tác xã hội

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo đề xuất xây dựng Luật Công tác xã hội.

Quang cảnh hội thảo

Theo số liệu của Bộ LĐTBXH, cả nước có khoảng 25% dân số thuộc diện bảo trợ xã hội, cần được trợ giúp bởi các cán bộ công tác xã hội. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32) là Việt Nam cần phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.


Theo ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH), đến năm 2020, Việt Nam cần đào tạo mới và đào tạo lại 60.000 nhân viên công tác xã hội với các trình độ khác nhau. Sau 5 năm triển khai đền án 32, đến nay cả nước đã hình thành và phát triển được 413 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó có gần 40 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu. Khoảng 20 trường đào tạo nghề đã hình thành bộ môn hoặc khoa dạy nghề công tác xã hội. Gần 100.00 người làm việc trong các lĩnh vực như: Bệnh viện, trường học, tư pháp, hội, đoàn thể… được tập huấn để xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội trợ giúp người nghèo, các đối tượng yếu thể ở các cơ sở và cộng đồng.


Đối tượng được chăm sóc, phục vụ hiện nay của các trung tâm công tác xã hội đều là những người có hoàn cảnh đặc biệt, cần được chăm sóc sức khỏe, bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên công tác xã hội phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm, có đạo đức nghề nghiệp. Nghề công tác xã hội sẽ ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập. Do đó, đã đến lúc cần có một hành lang pháp lý đầy đủ để nghề công tác xã hội có thể phát triển, hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội ngày càng gia tăng.


Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, ông Jesper Moller, Phó Trưởng Đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết: “Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy vai trò, chức năng của nhân viên công tác xã hội phải được quy định ở trong một khung pháp lý với những tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn nghề, quy trình cấp giấy phép công tác xã hội…. Luật pháp của các quốc gia về nghề công tác xã hội thường quy định về các định nghĩa cơ bản về nghề công tác xã hội, quy định về chứng nhận chuyên môn, quy trình, cơ quan quản lý việc thi chuyên môn, cấp phép, đăng ký hành nghề, quy trình đăng ký là cơ sở công tác xã hội và xử phạt nhân viên công tác xã hội vi phạm luật”.


Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: Dự kiến, trong năm 2016-2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ nghiên cứu, rà soát xây dựng đề cương, chuẩn bị hoàn thiện nội dung chính của Luật Công tác xã hội, đánh giá tác động luật. Đến năm 2018, sẽ đưa vào đăng ký chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Xuân Cường
Đào tạo nghề gắn với thực tiễn việc làm - Bài 2: Đào tạo nghề xã hội cần
Đào tạo nghề gắn với thực tiễn việc làm - Bài 2: Đào tạo nghề xã hội cần

Báo cáo của chương trình dạy nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ về người có việc làm sau khi đào tạo nghề đạt gần 80% khiến nhiều người nghi ngờ. Vậy đâu là con số thật về người lao động có việc làm sau đào tạo nghề.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN