Tập huấn về công tác giảm nghèo

Ngày 19/12, tại Hậu Giang, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo - Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội tổ chức hội nghị tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2016, với sự tham gia của cán bộ làm công tác giảm nghèo thuộc 10 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hội nghị đề cập các nội dung quan trọng, những điểm mới trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; cơ chế quản lý điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia; lập kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã hàng năm; hướng dẫn kiểm tra và giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,…

Theo Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Ngô Trường Thi, hội nghị nhằm cập nhật các kỹ năng, công cụ giảm nghèo và cũng là cơ hội để cán bộ các vùng, miền trong cả nước chia sẻ kinh nghiệm, cách làm giảm nghèo hiệu quả.

Đến nay, trong 63 tỉnh, thành phố cả nước chỉ có duy nhất tỉnh Bình Dương đã xóa được hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia năm 2015. Đối với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ hộ nghèo có sự khác biệt đáng kể, từ tỷ lệ thấp nhất là 4,0% ở Long An và cao nhất là 17,9% ở Sóc Trăng. Có 5 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hộ nghèo thấp dưới mức cả nước và giao động từ 4% đến 8,4% gồm: Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long và An Giang. Kiên Giang và Cà Mau có tỷ lệ nghèo xấp xỉ bằng nhau và bằng tỷ lệ nghèo bình quân cả nước là 9,9%.


Việc giảm nghèo bền vững đang gặp nhiều thách thức như việc tiếp cận nghèo đa chiều là khái niệm mới, khác hẳn quan niệm về nghèo thu nhập, chi tiêu như hiện nay, đòi hỏi cần có thời gian để chuyển đổi; khi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, khái niệm hộ nghèo khác so với chuẩn nghèo thu nhập, trong khi hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành đang quy định tiêu chí hộ nghèo dựa vào thu nhập; trong khi đó, một số chính sách muốn thay đổi phải dựa trên việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình, bước đi cụ thể…
Phạm Duy Khương (TTXVN)
Bắc Giang giảm nghèo bằng tín dụng ưu đãi
Bắc Giang giảm nghèo bằng tín dụng ưu đãi

Cùng với nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án khác trên địa bàn, vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo, giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở các vùng nông thôn miền núi, khó có cuộc sống ổn định hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN