Vỉa hè chật kín xe và hàng quán, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường

Nhiều đoạn vỉa hè trên phố Nguyễn Trãi, phố Giáp Nhất, phố Nguyễn Ngọc Vũ (quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị chiếm dụng cả ngày lẫn đêm để kinh doanh, khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Khi đi vào hoạt động, tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng sẽ góp phần giảm phương tiện cá nhân, hình thành văn hoá giao thông hiện đại, văn minh cho TP Hà Nội. Tuy nhiên, hành khách đi tàu điện, mỗi khi xuống các ga tàu tại quận Thanh Xuân và Cầu Giấy đều gặp các “chướng ngại vật” khi di chuyển. Nhiều hàng quán ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè để mở rộng buôn bán, biến không gian vỉa hè vốn dành cho người đi bộ thành nơi ăn uống, trông giữ xe...

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, trên phố Nguyễn Ngọc Vũ và phố Giáp Nhất, đoạn từ cầu Trung Hoà về Ngã Tư Sở (thuộc địa phận giáp ranh quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân), các hàng quán ngang nhiên bày bàn ghế, xe hàng, bếp nấu, thực phẩm… tràn ra vỉa hè. Có những đoạn vỉa hè như trở thành bãi trông xe với dãy xe máy xếp san sát, không còn lối đi. Có đoạn vỉa hè sau giải phóng mặt bằng đã nhỏ hẹp còn chưa tới 1 m, cũng được tận dụng để xe máy, còn những đoạn có vỉa hè rộng thì bị chiếm dụng làm chỗ đỗ xe ô tô...

Trên phố Nguyễn Trãi (đoạn từ cổng trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) hướng về ga Vành Đai 3, khách bộ hành cũng phải luồn lách khi đi trên vỉa hè... Thậm chí, có đoạn vỉa hè khá thông thoáng, nhưng nhiều người thiếu ý thức phi xe máy từ lòng đường lên vỉa hè, bấm còi inh ỏi, tranh giành lối đi của người đi bộ...

Chú thích ảnh
Giữa "rừng xe" bao vây, người đi bộ phải có kỹ năng luồn lách mới có thể di chuyển an toàn. 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhiều hàng quán lấn chiếm gần hết lối đi, thậm chí có khu vực lấn hoàn toàn vỉa hè, “đẩy” người đi bộ phải đi xuống lòng đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Mỗi cửa hàng mặt phố có một kiểu lấn chiếm, thậm chí bày cả đồ đạc, thùng rác, bảng hiệu ra vỉa hè như để “khẳng định chủ quyền”, vừa gây cản trở giao thông, vừa mất mỹ quan đô thị.
Chú thích ảnh
Người đi bộ không còn cách nào khác là phải xuống đường.
Chú thích ảnh
Trên đường Giáp Nhất, đoạn từ cầu Trung Hoà về Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân, Hà Nội), các quán ăn, quán cà phê vô tư xếp bàn ghế kín vỉa hè để buôn bán. 
Chú thích ảnh
Bày bàn ghế 1 dãy, thêm xe dựng 1 dãy là kín vỉa hè.
Chú thích ảnh
Vỉa hè được tận dụng thành nơi để xe cho khách hàng khi vào quán ăn, quán cà phê.
Chú thích ảnh
Các quán làm đẹp, dịch vụ nhà nghỉ... cũng chiếm dụng vỉa hè cả ngày lẫn đêm.
Chú thích ảnh
Trên vỉa hè đoạn từ cổng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hướng về ga Vành Đai 3, nhiều người đi bộ phải luồn lách, tránh đường cho các phương tiện giao thông đi trên vỉa hè sai quy định. 
Chú thích ảnh
Xe máy, xe đạp phi lên vỉa hè, tranh giành không gian của người đi bộ.
Chú thích ảnh
Việc vận chuyển, tháo dỡ hàng hóa cũng được thực hiện ngay trên vỉa hè, chắn ngang lối đi, người đi bộ chỉ còn cách di chuyển dưới lòng đường tấp nập xe cộ. 
HP/Báo Tin tức
Hà Nội: Bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè
Hà Nội: Bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN