Theo cập nhật tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, đến hết ngày 30/6, cả nước đã tiêm được 45.094.725 mũi tiêm nhắc lại lần 1 (mũi 3), đạt 67,2%.
Các tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp là: Khánh Hòa (41,9%); Bình Thuận (35,4%); Sóc Trăng (40,0%); Cà Mau (,1%); Hậu Giang (35,1%). Một số tỉnh có tỷ lệ tiêm cao như: Thanh Hóa (93,8%); Bắc Giang (95,3%); Bến Tre (91,8%).
Về kết quả tiêm nhắc 2 (mũi 4), đến nay cả nước đã có 4.281.2 mũi tiêm được thực hiện, đạt 6,4%.
Một số tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp như: Phú Thọ (1,2%); Hải Dương (1,6%); Bắc Kạn (0,4%); Nghệ An (1,5%); Quảng Nam (1,4%). Các tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Bắc Giang (24,2%); Quảng Ninh (20,9%); Hậu Giang (15,6%).
Với nhóm người từ 12- 17 tuổi, đến nay đã tiêm được 810.443 mũi tiêm nhắc lại (kết quả tiêm nhắc dưới 2%).
Với nhóm trẻ từ 5- dưới 12 tuổi, đến hết ngày 30/6, đã có 5.942.269 trẻ tiêm mũi 1 (đạt 51,7%); 2.181.582 trẻ tiêm mũi 2 (đạt 19,0%).
Trong tỷ lệ tiêm chủng chung của cả nước thì số tỉnh ở miền Nam có tỷ lệ tiêm chủng thấp chiếm nhiều nhất; tiếp đó đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên; riêng miền Bắc có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất.
Theo đó hiện tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại thấp vì đã có sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp, nhiều người đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ. Nhiều người cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế , việc tiêm các mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19 (mũi 3, mũi 4) là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh; đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới. Vì vậy, người dân cần thiết phải tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả của vaccine phòng COVID-19.