Cúm A/H1N1 tại TP Hồ Chí Minh chưa ghi nhận có sự đột biến vi rút

“Hai chùm ca bệnh cúm xuất hiện mới đây tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là chủng cúm A/H1N1 có từ năm 2009 và chưa ghi nhận có sự đột biến về vi rút, do đó khả năng gây thành dịch là rất thấp”.

Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm cúm A/H1N1 được cách ly điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh.

Đó là khẳng định của bác sỹ Nguyễn Thanh Trường, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị tập huấn công tác điều trị và dự phòng lây nhiễm cúm A/H1N1 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.

Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Trường, thông qua các xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) của các ca bệnh nhiễm cúm A/H1N1 trong năm 2018 cho thấy, đây là chủng cúm A/H1N1 2009, có nghĩa chủng cúm này xuất hiện từ năm 2009. Thực tế cũng cho thấy, đến nay, chưa ghi nhận có đột biến của vi rút cúm A/H1N1, không ghi nhận sự gia tăng độc tính của vi rút, vi rút không gây kháng thuốc, cũng chưa tạo chủng cúm vi rút mới. Do đó, vi rút này không thể gây ra dịch hoặc đại dịch trong thời gian tới.

 “Vi rút cúm A chỉ có thể gây ra dịch hoặc đại dịch khi có sự gia tăng độc tính, biến đổi kháng nguyên mạnh, vi rút biến đổi một phần hoặc hoàn toàn tạo ra chủng vi rút mới. Khi đó bệnh sẽ lây lan nhanh và có nhiều trường hợp mắc nặng”, bác sỹ Nguyễn Thanh Trường cho hay.

Cúm A/H1N1 là cúm mùa lưu hành thông thường ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ tử vong do cúm A/H1N1 chỉ dưới 1% - tỷ lệ tử vong rất nhỏ so với các loại dịch bệnh khác. Do đó, người dân cũng như các cơ sở y tế không nên quá lo lắng.

Sau khi xuất hiện 2 chùm ca bệnh tại 2 bệnh viện trên địa bàn thành phố, nhiều bệnh viện tuyến dưới đã lo lắng thái quá, khi có ca bệnh cúm liền nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, điều này sẽ khiến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có nguy cơ quá tải, bác sỹ Nguyễn Thanh Trường lo ngại.

Đối với công tác điều trị và phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 trong các bệnh viện, bác sỹ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, thành viên Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý, các bệnh viện cần phát hiện sớm bằng cách sàng lọc bệnh tại khoa khám bệnh, sau đó tổ chức phân luồng, cách ly đối với những ca nghi ngờ.

Mục tiêu của ngành Y tế đặt ra là giảm thiểu trường hợp tử vong do cúm và hạn chế lây lan ra cộng đồng. Do vậy, khi có ca bệnh cúm, các bệnh viện cần tổ chức cách ly, sử dụng thuốc kháng vi rút, ưu tiên điều trị tại chỗ, hạn chế chuyển viện và thông báo cho cơ quan y tế dự phòng.
 
Tin, ảnh: Đinh Hằng (TTXVN)
TP Hồ Chí Minh thêm một bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1
TP Hồ Chí Minh thêm một bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1

Ngày 26/6, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân N.T.V. (46 tuổi, ngụ quận Bình Tân) mắc cúm A/H1N1 đã tử vong tại nhà sau khi gia đình xin cho bệnh nhân về.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN