Cứu sống du khách Campuchia đột quỵ do vỡ phình mạch não

Tháng 11 vừa qua, Vinmec Đà Nẵng tiếp nhận một nữ du khách người Campuchia bị đột ngột nhức đầu dữ dội, nôn mửa nhiều, các bác sĩ đã nhanh chóng xác định có thể đây là ca đột quỵ.

 

Chú thích ảnh
Ca can thiệp được các bác sĩ Vinmec Đà Nẵng thực hiện khẩn trương, chính xác trong vòng 1h đã cứu tính mạng chị Somaly đột quỵ do vỡ phình mạch não.

Với tinh thần khẩn trương can thiệp sớm nhất có thể, sử dụng kỹ thuật khó nhưng đạt hiệu quả tối ưu, ekip đã không chỉ cứu tính mạng mà còn giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn, không có di chứng.

60 phút giúp bệnh nhân thoát “cửa tử”

Sau khi chẩn đoán hình ảnh chụp CT và chụp MRI, các bác sĩ khẳng định, chị Mak Somaly (49 tuổi, du khách Campuchia tại Đà Nẵng) bị xuất huyết dưới màng nhện do vỡ túi phình mạch não. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu dữ dội, đột ngột, giảm thị lực của người bệnh.

Tuy nhiên, qua phim chụp, các bác sĩ xác định người bệnh có tới 2 túi phình động mạch não. Phải xác định túi phình nào là thủ phạm “vỡ” thì mới có thể can thiệp loại bỏ, tránh tái vỡ gây tử vong cao cho bệnh nhân. Chưa hết, túi phình vỡ có “cổ rộng” nên việc lựa chọn phương pháp can thiệp loại bỏ túi phình là vấn đề khó khăn.

Với đội ngũ nhiều kinh nghiệm và các phương tiện chẩn đoán, can thiệp hiện đại, chỉ sau 60 phút người bệnh nhập viện, các bác sĩ tại Vinmec Đà Nẵng đã xác định và loại bỏ hoàn toàn túi phình bằng chụp và nút túi phình động mạch não bằng coils/ Stent-coils.

Chú thích ảnh
 TS.BS Tôn Thất Trí Dũng (bìa trái) dặn dò chị Somaly và người thân cách theo dõi và tái khám sau can thiệp đột quỵ để đảm bảo sức khỏe.

Kỹ thuật can thiệp xâm nhập tối thiểu qua đường động mạch đùi là phương pháp tối ưu cho bệnh nhân vì sẽ giữ cho túi phình không bị vỡ lần nữa, tránh gây tử vong và tàn phế. Tuy nhiên, để thực hiện được, bác sĩ cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm trong can thiệp mạch não. Nếu kỹ thuật không chuẩn, có thể gây thêm tổn thương, thậm chí tắc mạch, vỡ mạch cho người bệnh.

Sau can thiệp, bệnh nhân được chụp phim lại kiểm tra và thấy đã hết túi phình. Chị Somaly cũng cải thiện sức khỏe nhanh chóng, tỉnh táo, hết đau đầu, mắt nhìn rõ. Sau 10 ngày nằm viện, các bác sĩ xác định chị không có các tổn thương tầm thần kinh và vận động, phục hồi thể lực nên đã cho xuất viện, đồng thời dặn dò cách chăm sóc và hẹn tái khám để đảm bảo sức khỏe ổn định.

“Mẹ tôi có tiền sử rối loạn giấc ngủ 4 năm nay, bà tôi cũng từng mất do vỡ túi phình động mạch não nên khi xảy ra chuyện tôi rất lo. Lúc đó, bạn bè đã khuyên tôi đưa mẹ vào Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng – nơi có Trung tâm chuyên sâu và các bác sĩ giỏi về cấp cứu đột quỵ. Thật may đó là quyết định chính xác, nhờ đó mẹ tôi mới có thể phục hồi tốt như vậy”- con gái chị Mak Somaly vui mừng chia sẻ khi đón mẹ.

Địa chỉ “vàng” của các bệnh nhân bị đột quỵ

Thành công can thiệp ca bệnh xuất phát từ việc Vinmec Đà Nẵng đã triển khai được quy trình cấp cứu đột quỵ tiên tiến nhất, tối ưu nhất, đáp ứng các tiêu chí cấp cứu đột quỵ não cấp của Châu Âu. Đặc biệt, bệnh viện có đội ngũ can thiệp mạch não rất chuyên nghiệp trong xử trí cấp cứu tái tưới máu não trong đột quỵ, với sự dẫn dắt của BS Nguyễn Thái Trí, Trưởng khoa Hồi sức - Cấp cứu và TS.BS Tôn Thất Trí Dũng – Trưởng Khoa Khám bệnh và nội khoa.

Chú thích ảnh
Trong ngày xuất viện, cả gia đình chị Somaly từ Campuchia sang Vinmec Đà Nẵng cảm ơn TS.BS Tôn Thất Trí Dũng và ekip đột quỵ đã cứu sống chị.

Ekip đã cứu sống và hạn chế tử vong cho rất nhiều bệnh nhân đột quỵ cấp do tắc mạch não, dị dạng mạch máu não nguy cơ gây đột quỵ cấp, trong đó có nhiều khách du lịch. Vì lẽ đó, Trung tâm Đột quỵ tại Vinmec Đà Nẵng đã trở thành một đối tác tin cậy của nhiều hãng du lịch lữ hành tại miền Trung khi du khách cần chăm sóc y tế, đặc biệt xảy ra đột quỵ. Bệnh viện có đội ngũ phiên dịch nhiều ngôn ngữ, đảm bảo cho các thông tin điều trị chăm sóc cho người bệnh được thông suốt, thuận lợi.

Theo các chuyên gia về đột quỵ tại Vinmec Đà Nẵng, điều quan trọng nhất là khi bệnh nhân có các dấu hiệu đột ngột như khó nói, nói ngọng, lú lẫn, tê bì hoặc liệt mặt, tay hoặc chân, nhìn mờ hay nhìn đôi ở một hoặc cả 2 mắt, đau đầu, mất thăng bằng… phải đưa ngay đến bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối tránh làm những điều không cần thiết như chích lể, day huyệt… mất thời gian vàng của bệnh nhân, thậm chí gây hại.

“Thời gian là não - sau đột quỵ xảy ra cứ mỗi phút trôi qua có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu đến trễ trên 4,5h từ khi đột quỵ khởi phát, các biện pháp cấp cứu đột quỵ sẽ không còn hiệu quả, người bệnh nguy cơ cao bị tàn phế hoặc tử vong” – TS.BS Tôn Thất Trí Dũng, chuyên gia hàng đầu về các kỹ thuật can thiệp mạch não tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng cho biết thêm.

PV
Vinmec chủ trì Hội nghị khoa học quốc tế liệu pháp Tế bào và Gen lần thứ 5
Vinmec chủ trì Hội nghị khoa học quốc tế liệu pháp Tế bào và Gen lần thứ 5

Ngày 27 và 28/10/2022, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec (Vinmec Research Institute of Stem cell and Gene technology – VRISG) đã chủ trì tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế Liệu pháp Tế bào và Gen lần thứ 5 – VCGT 2022, với chủ đề “Trị liệu Tế bào: Kỷ nguyên mới của y học”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN