Các ca nhiễm mới phân bố tại 212 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện: Đống Đa (176); Hoàng Mai (121); Đông Anh (73); Tây Hồ (54); Thanh Trì (54); Gia Lâm (45); Bắc Từ Liêm (43); Thường Tín (43); Chương Mỹ (); Hoàn Kiếm (37); Thanh Xuân (35); Nam Từ Liêm (25); Mê Linh (22); Sóc Sơn (21); Hoài Đức (20); Quốc Oai (19); Cầu Giấy (15); Thanh Oai (13); Đan Phượng (10); Ba Đình (8); Long Biên (8); Hai Bà Trưng (6); Thạch Thất (6); Phú Xuyên (4); Ứng Hòa (3); Hà Đông (1).
Trong số các ca nhiễm mới, có 315 ca cộng đồng thuộc các quận, huyện: Hoàng Mai (106); Đống Đa (42); Thanh Trì (26); Bắc Từ Liêm (16); Thanh Xuân (15); Tây Hồ (13); Hoàn Kiếm (12); Mê Linh (11); Sóc Sơn (8); Thường Tín (8); Gia Lâm (7); Đông Anh (7); Thanh Oai (7); Ba Đình (7); Chương Mỹ (6); Long Biên (6); Cầu Giấy (4); Thạch Thất (4); Hai Bà Trưng (2); Hoài Đức (2); Đan Phượng (1); Phú Xuyên (1); Nam Từ Liêm (1); Ứng Hòa (1); Hà Đông (1); Quốc Oai (1).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 20.110 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 7.612 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 12.498 ca.
Tại hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 13/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo lên phương án chủ động ứng phó với dịch bệnh ở mức cao hơn. Lãnh đạo quận, huyện, thị xã bám sát địa bàn; tập trung tối đa cho tuyến cơ sở, nhất là nâng cao năng lực y tế và ý thức người dân.
Đến nay, Hà Nội đã triển khai 32 bệnh viện, cơ sở thu dung và 27 cơ sở thu dung theo mô hình trạm y tế lưu động với năng lực điều trị cho 100.000 ca bệnh. Hà Nội cũng đã triển khai thi công xong hệ thống oxy tại 25 bệnh viện với 3.200 đầu ra khí ô xy phục vụ người bệnh; tập huấn chuyên môn trực tuyến cho tất cả các xã, phường, thị trấn và triển khai ứng dụng phần mềm để quản lý, theo dõi, điều trị cho F0 tại nhà.