Trong số các ca nhiễm mới, có 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 481 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.843 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.226), Sóc Trăng (894), Tây Ninh (893), Cà Mau (822), Đồng Tháp (744), Bến Tre (712), Cần Thơ (675), Hà Nội (637), Khánh Hòa (587), Bình Phước (579), Bạc Liêu (570), Vĩnh Long (556), Đồng Nai (434), Bình Dương (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Tiền Giang (376), An Giang (355), Trà Vinh (352), Hậu Giang (335), Kiên Giang (328), Bình Định (232), Bình Thuận (219), Đà Nẵng (198), Thanh Hóa (192), Lâm Đồng (186), Thừa Thiên Huế (182), Hải Phòng (180), Bắc Ninh (146), Hưng Yên (144), Nghệ An (124), Quảng Nam (122), Hải Dương (101), Hà Giang (94), Ninh Thuận (88), Phú Yên (74), Gia Lai (67), Quảng Bình (57), Lạng Sơn (55), Long An (55), Đắk Nông (54), Thái Nguyên (52), Vĩnh Phúc (48), Hòa Bình (48), Quảng Ngãi (44), Nam Định (34), Thái Bình (31), Quảng Trị (29), Quảng Ninh (28), Lào Cai (22), Phú Thọ (15), Yên Bái (14), Hà Tĩnh (12), Bắc Giang (11), Sơn La (8 ), Điện Biên (6), Tuyên Quang (6), Hà Nam (4).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (giảm 227 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 195 ca), Tiền Giang (giảm 192 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bến Tre (tăng 195 ca), Bạc Liêu (tăng 143 ca), Hải Phòng (tăng 122 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.487 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.2.272 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.019 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.376.930 ca, trong đó có 1.049.524 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (484.602 ca), Bình Dương (286.459 ca), Đồng Nai (91.490 ca), Long An (39.094 ca), Tây Ninh (36.873 ca).
Trong ngày 10/12, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.362 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.052.341 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.1 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 9/12 đến 17 giờ 30 ngày 10/12, cả nước ghi nhận 216 ca tử vong tại:
Tại TP Hồ Chí Minh có 71 ca, trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Tây Ninh (2), Tiền Giang (2), An Giang (1), Bến Tre (1), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Đồng Nai (33), Bình Dương (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (12), Bạc Liêu (11), Cần Thơ (11), Đồng Tháp (8 ), Bình Thuận (7), Vĩnh Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (7), Long An (5), Trà Vinh (3), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 221 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.402 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong ngày 9/12, cả nước có 1.029.505 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 130.935.854 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 74.550.657 liều, tiêm mũi 2 là 56.5.197 liều.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết và để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục xây dựng dự thảo hướng dẫn về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.