Trong số các ca nhiễm mới, có 24 ca nhập cảnh và 5.613 ca ghi nhận trong nước (tăng 18 ca so với ngày trước đó) tại 52 tỉnh, thành phố (có 2.258 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Đồng Nai (858), Bình Dương (780), TP Hồ Chí Minh (2), Kiên Giang (421), Bạc Liêu (316), An Giang (314), Tiền Giang (202), Sóc Trăng (165), Bình Thuận (164), Cần Thơ (146), Tây Ninh (131), Long An (116), Bắc Ninh (115), Hà Giang (93), Đồng Tháp (91), Ninh Thuận (89), Đắk Lắk (80), Gia Lai (74), Bà Rịa - Vũng Tàu (67), Trà Vinh (67), Cà Mau (62), Phú Thọ (59), Hà Nội (56), Vĩnh Long (50), Bến Tre (47), Hậu Giang (46), Thanh Hóa (45), Bình Định (40), Nghệ An (36), Khánh Hòa (26), Hà Nam (21), Lâm Đồng (20), Bắc Giang (17), Bình Phước (13), Đắk Nông (11), Quảng Nam (11), Thừa Thiên Huế (10), Kon Tum (10), Quảng Ngãi (9), Thái Nguyên (8 ), Đà Nẵng (7), Quảng Bình (7), Nam Định (7), Hải Dương (4), Hải Phòng (4), Vĩnh Phúc (3), Quảng Ninh (3), Hà Tĩnh (2), Sơn La (2), Tuyên Quang (2), Hưng Yên (2), Điện Biên (1), Lào Cai (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (giảm 245 ca), Đắk Lắk (giảm 84 ca), Bạc Liêu (giảm 66 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Đồng Nai (tăng 201 ca), An Giang (tăng 99 ca), Bình Dương (tăng 98 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 5.160 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 932.357 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.465 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 927.494 ca, trong đó có 821.989 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (433.751 ca), Bình Dương (234.520 ca), Đồng Nai (67.294 ca), Long An (35.063 ca), Tiền Giang (17.009 ca).
Trong ngày 2/11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 2.741 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 824.806 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.950 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 1/11 đến 17 giờ 30 ngày 2/11, cả nước ghi nhận 74 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (31), Bình Dương (19), An Giang (6), Kiên Giang (4), Đồng Nai (4), Long An (3), Cần Thơ (2), Tiền Giang (2), Tây Ninh (1), Khánh Hòa (1), Đắk Lắk (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 58 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.205 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 1/11, cả nước có 1.277.565 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 83.131.464 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 58.013.895 liều, tiêm mũi 2 là 25.117.569 liều.
Ngày 2/11, Bộ Y tế tham gia Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Tại TP Đà Nẵng, từ này 2/11, ngành y tế TP Đà Nẵng bắt đầu tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi với mục tiêu sớm tạo kháng thể để các em quay lại trường học. Trong sáng 2/11, địa phương này tiến hành tiêm cho các em từ 15 đến dưới 18 tuổi, dự kiến tới hết ngày 5/11. Đợt tiêm cho người dưới 18 tuổi lần này có khoảng 45.000 em, chủ yếu là học sinh tại các trường THPT.