Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) và các đối tác Anh đã đưa ra một phương pháp tầm soát ung thư phổi mới dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Phương pháp này giúp đánh giá khả năng phản ứng với những tổn thương ADN của các tế bào.
Phương pháp mới dựa vào đánh giá điểm "chữa lành ADN" trong mỗi bệnh nhân- tổng điểm cho hoạt động của 3 loại enzyme chữa lành ADN, mà các tế bào sử dụng khi phản ứng trước những tổn thương ADN. Các mức điểm thấp cảnh báo nguy cơ ung thư phổi cao và có thể dẫn tới tử vong vì ung thư.
Theo các nhà khoa học Israel, ngày nay, các phương pháp tầm soát chủ yếu dựa trên việc xác định các cá nhân có nguy cơ ung thư, với các tiêu chí như tuổi tác và thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào hai yếu tố nguy cơ kể trên là chưa đủ. Việc tầm soát ngăn ngừa ung thư trong một nhóm đối tượng như vậy có thể bỏ sót nhiều trường hợp khác. Hơn nữa, những cá nhân không thực sự trong diện tầm soát ung thư vì thế sẽ không được cảnh giác về sự nguy hiểm, dẫn tới tình trạng tìm đến các phương thức điều trị khi đã muộn.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đánh giá 150 cá nhân với các tế bào ung thư phổi và 143 người khỏe mạnh có kiểm soát, tính toán khả năng chữa lành ADN của những người tham gia dựa trên các cấp hoạt động máu của 3 enzyme kể trên - khả năng này được tính toán theo đơn vị điểm số. Kết quả cho thấy điểm số của nhóm đối tượng có tế bào ung thư thấp hơn điểm của nhóm khỏe mạnh có kiểm soát, cho thấy hoạt động của các enzyme có thể là chỉ dấu sinh học quan trọng phản ánh nguy cơ ung thư phổi và hoàn toàn độc lập với thói quen hút thuốc.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mức điểm số chữa lành ADN thấp cũng phản ánh nguy cơ ung thư cao gấp 5 lần so với việc tầm soát chỉ dựa trên độ tuổi và thói quen hút thuốc. Điểm chữa lành thấp cũng giúp giải thích tại sao có những người không hút thuốc cũng mắc ung thư phổi, do đó giúp phát triển những tiêu chuẩn thăm khám để phát hiện sớm ung thư. Những kết quả này cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả của tầm soát ung thư và giúp các bệnh nhân có nguy cơ cao sớm được chẩn đoán và điều trị.
Dữ liệu điểm số chữa lành ADN cũng có thể giúp ích trong việc tìm liệu trình điều trị phù hợp với cơ thể từng bệnh nhên và giúp bác sĩ sự đoán phản ứng của các bệnh nhân với phương pháp trị liệu miễn dịch.