Quyền nghỉ ngày 'đèn đỏ' cho nữ lao động tại các nước: Có như không có

Mặc dù tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hàng chục năm qua có chính sách cho nữ lao động nghỉ khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng rất ít phụ nữ tận dụng quyền lợi này.

Chú thích ảnh
Phụ nữ trong "kỳ dâu" thường cảm thấy không được khỏe và làm việc, học tập không năng suất như mọi khi. Ảnh: Guardian

Sachimi Mochizukie – một phụ nữ Nhật Bản - đã có 20 năm làm việc song bà chưa từng nghỉ một ngày khi đến kỳ nguyệt san. Cũng có thể do Mochizuko may mắn vì ngày “đèn đỏ” không phải là một vấn đề to tát đối với bà.

“Nó là chuyện riêng tư, đặc biệt là tại Nhật Bản, nó giống như một chuyện không nên nói ra. Chúng tôi không muốn nói về việc đó với bất kỳ người đàn ông nào, và ở đây là sếp của chúng tôi”, nữ nhân viên làm việc trong công ty tổ chức sự kiện chia sẻ.

Chính sách cho nữ nhân viên nghỉ ngày “đèn đỏ” đã tồn tại hơn 70 năm ở Nhật Bản và đây cũng không phải là quốc gia duy nhất tại châu Á áp dụng chính sách này. Hàn Quốc cũng đã triển khai quy định nghỉ ngày "đèn đỏ” cho các nữ nhân viên từ năm 1953.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ, ngày càng có nhiều địa phương và công ty áp dụng chính sách trên. Tuy nhiên, tại một nửa bên kia thế giới như Mỹ, Anh và châu Âu, chính sách “nghỉ ngày đèn đỏ” gần như chưa bao giờ xuất hiện.

Trong khi một số người cho rằng chính sách này cần thiết như chính sách “nghỉ thai sản” thì một bộ phận khác lại lý giải việc nghỉ phép khi đến kỳ nguyệt san sẽ khiến phụ nữ mất vị thế cạnh tranh với lao động nam và làm gia tăng phân biệt giới tính.

Được công nhận nhưng hiếm khi áp dụng

Nhật Bản giới thiệu chính sách “nghỉ kỳ nguyệt san” vào năm 1947 để giải quyết những mối lo ngại về quyền lao động. 

Trong 10 năm đầu, các nữ nhân công trong nhà máy được phép nghỉ khi đến ngày “đèn đỏ” nhằm giúp họ tránh làm việc quá sức và điều kiện vệ sinh không đáp ứng, bên cạnh các triệu chứng sức khỏe khó chịu. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, quy định này được đưa vào luật lao động mới để đảm bảo quyền lợi cho nữ lao động.

Theo truyền thông địa phương, lúc đầu khi giới thiệu chính sách, vào năm 1965, có khoảng 26% lao động nữ xin nghỉ phép kinh nguyệt theo từng tháng.

Tuy nhiên, con số này giảm dần theo năm. Trong một cuộc khảo sát do Chính phủ Nhật Bản thực hiện năm 2017, chỉ có 0,9% nữ lao động xin nghỉ phép kỳ nguyệt san.

Tại Hàn Quốc, tỷ lệ nữ nhân viên áp dụng chính sách này cũng giảm dần. Trong một cuộc khảo sát 2013, có 23,6% nữ lao động Hàn Quốc xin nghỉ theo chính sách. Đến năm 2017, tỷ lệ giảm xuống còn 19,7%.

Có một số lý do khiến cho tỷ lệ trên ngày càng giảm. Mặc dù các công ty ở Nhật Bản cho phép nữ nhân viên nghỉ việc khi đến “kỳ dâu” nếu có nhu cầu, nhưng họ sẽ không được trả lương vào những ngày đó. Có một số phụ nữ thậm chí còn không biết đến chính sách đó vì công ty cũng chẳng thông báo. 

Song theo Yumiko Murakami – người đứng đầu Trung tâm Hợp tác và Phát triển Kinh tế Tokyo (OECD), nguyên nhân lớn nhất khiến tỷ lệ nữ lao động tại cả Hàn Quốc và Nhật Bản áp dụng chính sách nghỉ “đèn đỏ” giảm là do văn hóa.

Ở cả hai quốc gia này, phụ nữ vốn dĩ đã phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt với nam giới. 
Mặc dù hành vi phân biệt đối xử với nữ lao động ở Nhật Bản là bất hợp pháp, nhưng phụ nữ thường phải đối mặt với sức ép phải nghỉ việc ngay cả khi mang thai.Murakami nói thêm người lao động thuộc mọi giới tính ở Nhật Bản cũng không được khuyến khích nghỉ phép dưới bất kỳ hình thức nào.

Chú thích ảnh
Một người phụ nữ Nhật Bản xem hàng hóa trên kệ trong siêu thị. Ảnh: CNN

Murakami chỉ ra trên hết, kỳ nguyệt san vẫn là một chủ đề nhạy cảm. Chẳng hạn, khi phụ nữ mua băng vệ sinh từ các cửa hàng hay siêu thị, nhân viên sẽ cho chúng vào túi giấy màu nâu như thể chúng là thứ cần phải được giấu kín. "Nếu bạn nói với mọi người rằng bạn nghỉ phép vì kỳ kinh, điều đó sẽ khiến bạn thất thế trước các đồng nghiệp nam”, Murakami cho biết.

Trong một cuộc khảo sát với 32.748 phụ nữ Hà Lan được đăng trên tạp chí y khoa British Medical năm ngoái, chỉ có 14% người tham gia trả lời họ xin nghỉ làm hoặc nghỉ học trong kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, chỉ có 20% trong số nghỉ trình lãnh đạo lý do thực sự.

Khoảng % người tham gia bày tỏ có thêm phương án giờ làm việc hoặc giờ học linh hoạt khi người đó đến ngày “đèn đỏ”. Nhưng phần lớn chiếm 81% trả lời tiếp tục đi làm hoặc học, mặc dù họ cảm thấy những ngày đó, mình làm việc kém năng suất hơn vì các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể. 

Tại Quỹ tín thác Phụ nữ Victoria, Giám đốc Điều hành Mary Crooks cho biết các nữ lao động “nên thành thật về lý do vì sao không thể đi làm hoặc làm việc kém hơn mọi khi”. Bà nhấn mạnh kỳ nguyệt san rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Pháp tăng gấp đôi thời gian nghỉ thai sản cho nam giới
Pháp tăng gấp đôi thời gian nghỉ thai sản cho nam giới

Ngày 23/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố đề xuất mới cho phép các lao động nam giới tại quốc gia này nghỉ một tháng, gấp đôi so với hiện nay, sau khi bạn đời sinh con, ngoài ra bắt buộc những lao động này phải nghỉ tối thiểu một tuần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN