Theo đó, Bộ Y tế đề nghị: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Trong văn bản, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.
Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Đồng thời tiếp tục thực hiện các nội dung khác theo chỉ đạo tại Công văn số 10722/BYT- DP ngày 17/12/2021 và Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
Bộ Y tế cho biết, đến ngày 26/3, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.861.158 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.727.790 liều: Mũi 1 là 71.204.501 liều; Mũi 2 là 67.985.890 liều; Mũi 3 là 1.500.587 liều; Mũi bổ sung là 14.807.078 liều; Mũi nhắc lại là 32.229.734 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.133.3 liều: Mũi 1 là 8.785.986 liều; Mũi 2 là 8.347.2 liều.