Một em say ngủ tại một cửa hiệu ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 24/7. Ảnh: AFP/TTXVN |
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập chỉ số cơ thể, mẫu máu và phát câu hỏi thăm dò cho 4.525 trẻ từ 9 đến 10 tuổi. Kết quả phân tích, tổng hợp các dữ liệu cho thấy những trẻ ngủ lâu hơn thường có cân nặng ít hơn và lượng mỡ ít hơn.
Độ dài của giấc ngủ cũng tỷ lệ nghịch với lượng insulin, khả năng kháng insulin và lượng đường huyết của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc ngủ lâu hơn là một cách rất đơn giản để giảm mức độ béo phì và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 ngay từ khi còn nhỏ.
Trong khi đó, ở người lớn, nếu ngủ quá nhiều hay ngủ không đủ giấc đều có liên hệ với tình trạng béo phì và tiểu đường tuýp 2. Còn ở trẻ nhỏ, tuy nhiều nghiên cứu chỉ ra ngủ nhiều giúp giảm mức độ béo phì nhưng chưa nhiều nghiên cứu thực hiện để khảo sát mối liên hệ giữa giấc ngủ và căn bệnh này.
Vì vậy các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu này để tìm ra mối liên hệ. Không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các tác giả nghiên cứu cũng tin rằng việc kéo dài giấc ngủ khi còn nhỏ thậm chí có thể mang lại những lợi ích tiềm ẩn cho tới khi trưởng thành.