Gỡ “điểm nghẽn” phát huy lợi thế giao thông thủy nội địa phía Nam

Phóng viên Báo Tin tức ghi nhận thực tế hoạt động vận tải thủy nội địa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Vẫn còn nhiều cầu cũ cản trở hoạt động vận tải thủy nội địa trên các sông khu vực phía Nam

Cầu đường sắt Bình Lợi (qua sông Sài Gòn) có độ tĩnh không thông thuyền hạn chế, gây trở ngại cho phương tiện đường thủy nội địa lưu thông

Hoạt động vận tải hàng hóa của người dân trên sông Đồng Nai

Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa hoạt động tại đồng bằng sông Cửu Long (ảnh chụp tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng)

Cầu đường bộ Bình Lợi (TP Hồ Chí Minh) qua sông Sài Gòn đáp ứng được độ cao tĩnh không thông tàu thuyền lớn đi qua

Cầu Ghềnh mới bắc qua sông Đồng Nai đáp ứng được tĩnh không thông thuyền tải trọng lớn

Tàu trọng tải lớn hoạt động trên sông Hậu (Cần Thơ)

Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng đường thủy nội địa Long Bình (TP Hồ Chí Minh)

Kiểm tra giấy tờ, cấp phép hoạt động cho chủ tàu tại Cảng vụ Thủ Đức khu vực III TP Hồ Chí Minh

Các cảng thủy nội địa tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai được đầu tư hiện đại có thể bốc xếp hàng hóa tàu tải trọng lớn

Bến Ninh Kiều (Cần Thơ) được đầu tư đồng bộ phục vụ du lịch

Tàu khách du lịch trên sông Hậu (Cần Thơ) đảm bảo nghiêm ngặt an toàn giao thông


Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có hơn 25.000 km đường thủy, chiếm khoảng 60% tổng chiều dài đường thuỷ nội địa của cả nước; tỷ lệ hàng hóa và hành khách trong vùng được vận chuyển bằng đường thủy chiếm hơn 60%... 

Tuy nhiên, hệ thống đường thủy tại đây vẫn còn nhiều hạn chế do tuyến luồng dày đặc, nhiều cây cầu đã cũ, chiều rộng tĩnh không thông thuyền hạn chế, cảng bến thủy nội chưa được quy hoạch và trang bị bốc xếp hàng hóa hiện đại, kết nối đường thủy với đường bộ từ cảng vào sâu nội địa còn nhiều hạn chế. Đây là những “điểm nghẽn” cần được các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương trong vùng sớm tháo gỡ để phát huy lợi thế, tiềm năng đường thủy nội địa. 

Theo quy hoạch, mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực phía Nam đến năm 2020 sẽ có nhiều cảng, bến, luồng tuyến được xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và đầu tư có chiều sâu các cảng sông; xây dựng các bến tàu khách du lịch, đảm bảo mục tiêu vận chuyển hàng hóa đạt 30 triệu tấn/năm, 90 triệu lượt hành khách/năm, giảm tình trạng ùn tắc cho đường bộ. 

 

Tiến Hiếu - Huy Hùng
Giao dịch trực tuyến 32 dịch vụ công đường thủy nội địa
Giao dịch trực tuyến 32 dịch vụ công đường thủy nội địa

Ngày 22/11, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 các thủ tục thuộc đường thủy nội địa Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN