Hiệp định Paris - đỉnh cao nghệ thuật 'vừa đánh vừa đàm'

Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam và trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội bằng B52, ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Kéo dài suốt 5 năm với gần 250 cuộc họp và gặp riêng, Hội nghị Paris là đỉnh cao nghệ thuật "vừa đánh vừa đàm" của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thắng lợi của cuộc đàm phán đã buộc Mỹ phải rút hoàn toàn quân xâm lược về nước, mở đường cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài suốt 30 năm của dân tộc Việt Nam, thu trọn non sông về một mối.

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu những bức ảnh tư liệu về Hội nghị Hòa bình Paris về Việt Nam:


Ngày 3/6/19, đông đảo các chính khách và Việt kiều tại Paris ra sân bay Bretigny (Pháp) đón đ/c Lê Ðức Thọ, Cố vấn đặc biệt của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Paris. Ảnh: Văn Lượng-TTXVN.



Sáng 4/11/19, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng đoàn dẫn đầu đến Paris (Pháp) dự Hội nghị bốn bên về Việt Nam. Ảnh: Văn Lượng-TTXVN.



Chữ ký của các các bên trong Văn bản Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN.



Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đón Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ở Phủ Chủ tịch sau khi ký Hiệp định Paris trở về Việt Nam. Đông đảo đại diện các đoàn ngoại giao đến chúc mừng, chia vui trước thắng lợi lịch sử của nhân dân ta. Ảnh: Tư liệu - TTXVN.


Quang cảnh Cuộc nói chuyện chính giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ về hòa bình tại Việt Nam tại Phòng họp Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Paris ngày 13/5/19. (Đoàn Việt Nam ngồi phía bên phải).  Ảnh Tư liệu – TTXVN.


Ngày 9/5/19, đông đảo kiều bào Việt Nam và nhân dân Paris cùng các phóng viên quốc tế tập trung tại sân bay Bourget đón đồng chí Xuân Thủy, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tham dự cuộc đàm phán với đại diện Chính phủ Mỹ về hòa bình tại Việt Nam. Ảnh Tư liệu – TTXVN.


Ngày 25/01/1969, Hội nghị bốn bên về Hòa bình tại Việt Nam chính thức khai mạc phiên toàn thể đầu tiên, gồm 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Ảnh:Tư liệu - TTXVN.



Thái độ lật lọng và hành động leo thang chiến tranh của chính quyền Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ khắp thế giới. Ngày 20/01/1973, cùng với hàng trăm cuộc biểu tình chống chiến tranh nổ ra ở nhiều nước trên thế giới, nhân dân Mỹ tổ chức biểu tình lớn ở Thủ đô Oasinhtơn, trong khi Richard M.Nixon làm lễ nhậm chức Tổng thống, đòi Mỹ ký ngay Hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu - TTXVN.


Thực hiện Hiệp định Hòa bình Paris, trong hai ngày 28 và 29/3/1973, tại sân bay Gia Lâm, 107 nhân viên quân sự Mỹ (đợt cuối cùng) được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao trả cho Hoa Kỳ. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN.


Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết, Mỹ buộc phải rút quân về nước. 11h30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng Quân giải phóng đánh chiếm Dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Mai Hưởng – TTXVN.




TTXVN/ Tin tức
Sống lại những kỷ niệm về ngày ký Hiệp định Pari
Sống lại những kỷ niệm về ngày ký Hiệp định Pari

Kỷ niệm tròn 40 năm sự kiện ký kết Hiệp định Pari (27/1/1973), triển lãm “Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”, do Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, đã khai mạc ngày 23/1.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN