Giai đoạn này trời đất giao hòa, cỏ cây trở nên tươi tốt, đầy sức sống. Sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây được người Khmer quan niệm như là sự khởi đầu của năm mới.
Theo lệ thường hằng năm, gần đến lễ Chôl Chnăm Thmây, để chuẩn bị cho đãi khách, dâng cho nhà chùa, gia đình nào cũng lo chà gạo để sẵn, làm bánh, chuẩn bị thịt heo, gà, vịt... |
Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Ông bà, cha mẹ tập hợp con cháu lại, đốt nhang đèn để tiễn đưa Têveda cũ và rước Têveda mới, mong được ban phúc lành. . |
Sáng ngày thứ nhất (Sangkran): Lễ rước Maha Sangkran mới. Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa. |
Ngày thứ hai (Wonbot): Mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật tiểu thừa thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi. |
Buổi chiều người ta làm lễ. Đắp núi cát (Puôn Phôm Khsach) ngay tại khuôn viên chùa để mong gặp được điều lành. |
Người Khmer quan niệm rằng mỗi hạt cát được đắp lên là xoá được một tội lỗi và giải thoát được một linh hồn dưới địa ngục. Núi cát cũng như những đám mây mang mưa cho vụ mùa mới. |
Ngày thứ ba (Lơn Săk): Sau khi đó dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm. |
Tắm phật tượng trưng cho việc rửa hết những bụi trần trong năm cũ, để bước sang năm mới sạch sẽ, hoàn toàn mới. |
Trong ba ngày Tết, nhiều trò chơi như hát đối, múa trống, thả diều, múa nến, những điệu múa tập thể sôi nổi, lành mạnh. |