Trình diễn đúc trống đồng theo phương thức thủ công truyền thống

Viện nghiên cứu ứng dụng Văn hóa truyền thống Việt Nam, Hiệp hội du lịch tỉnh Thanh Hoá đã tái hiện quy trình đúc trống đồng theo phương thức thủ công truyền thống Đông Sơn do nghệ nhân Lê Văn Dương (làng nghề Trà Đông, xã Thiệu Trung, Thiệu Hoa, Thanh Hoá) thực hiện.

Thiệu Trung xưa kia là đất Kẻ Chè, tên nôm của làng Trà Đông. Người dân bản địa còn gọi là Trà Đúc, bởi làng có nghề đúc đồng cổ truyền nổi tiếng, không chỉ đúc trống đồng, mà cả những dụng cụ sinh hoạt mang đậm nét văn hóa Đông Sơn.

Theo truyền thuyết còn lưu lại, Thánh sư Khổng Minh Không, người đúc thành công A Nam tứ Đại Khí đã truyền nghề cho 2 anh em ruột họ Vũ người làng Chè. Hai ông này đã mang nghề đúc đồng về làng Chè, truyền lại cho người dân trong làng. Từ đó, làng Chè có câu "Đất họ Lê, nghề họ Vũ", nghĩa là đất do dòng họ Lê khai phá, nghề do họ Vũ truyền lại.

Qua nhiều thăng trầm, nghề đúc đồng ở Trà Đông vẫn được lưu giữ với những công đoạn thủ công, theo phương thức cha truyền con nối.

Chú thích ảnh
Khuôn mẫu đúc trống đồng.
Chú thích ảnh
Người dân sử dụng than đá và than lim để đốt lò nấu chảy đồng và hợp kim.
Chú thích ảnh
Nghi thức châm lửa đốt lò đúc đồng.
Chú thích ảnh
Anh Lê Văn Tuấn (áo vàng), con của nghệ nhân Lê Văn Dương, hỗ trợ cha đốt lò đúc đồng.
Chú thích ảnh
Nghệ nhân Lê Văn Dương, 1 trong 6 Nghệ nhân ưu tú của làng nghề truyền thống Thiệu Trung.
Chú thích ảnh
Việc đốt lò, nấu chảy đồng diễn ra trong khoảng 1 giờ.
Chú thích ảnh
Công đoạn đổ hợp kim đồng sau khi nấu chảy vào khuôn.
Chú thích ảnh
Thao tác đổ hợp kim đồng nấu chảy do hai cha con nghệ nhân Lê Văn Dương thực hiện.
Chú thích ảnh
Sau khoảng 5 giờ, thợ bắt đầu dỡ khuôn đúc trống đồng.
Chú thích ảnh
Việc hoàn thành chi tiết mất khoảng 1 tuần.
Chú thích ảnh
Trống đồng đúc ra có đường kính 1,18 m, với hoạ tiết của trống đồng Quảng Xương.
Chùm ảnh, clip: XC/Báo Tin tức
Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại
Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Những năm qua, mô hình du lịch thiện nguyện trở thành sản phẩm được các đơn vị khai thác, nhất là đến với những tỉnh miền núi khó khăn. Nhiều địa phương xác định du lịch thiện nguyện là sản phẩm chuyên biệt mang lại lợi ích cho người dân, gia tăng trải nghiệm và cảm xúc cho du khách.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN